Bồi bổ cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng bằng thịt cóc đúng hay sai

Thịt cóc, ruốc cóc vẫn thường được nhiều người truyền tai nhau về tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt những trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Vậy phương pháp này có tốt như mọi người vẫn đang nghĩ không? Cho trẻ ăn thịt cóc là cách bổ sung dinh dưỡng đúng hay sai? Cùng xem câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

Giá trị dinh dưỡng thật sự có trong thịt cóc

Theo quan niệm của đông y, thịt cóc được xem là bài thuốc bổ giúp cho trẻ ăn ngon miệng. Đồng thời giúp bé tiêu hoá tốt hơn. Ngoài ra, thịt cóc còn được dùng để điều trị chứng kén ăn, còi xương ở trẻ. Theo chế độ dinh dưỡng hiện đại, thịt cóc cũng là nguồn dinh dưỡng tốt do có hàm lượng protein cao tương đương thịt gà.

 

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra thịt cóc chứa nhiều chất đạm, sắt, phốt pho, canxi và các vi lượng khác tốt cho sức khỏe của bé. Giá trị dinh dưỡng có trong thịt cóc không hề thua kém so với các loại thịt khác như thịt gà, thịt bò, thịt lợn. Do đó, rất nhiều ông bố bà mẹ cho trẻ ăn thịt cóc để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
trẻ ăn thịt cóc
Thịt cóc có độ đạm cao tương đương thịt gà.

Độc tố có trong thịt cóc

Một số bộ phận cơ thể của cóc có độc tố như nhựa cóc ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc. Trứng cóc và gan cóc cũng chứa nhiều chất độc nguy hiểm có thể làm chết người. Các bộ phận này chứa hợp chất Bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline, Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine, Serotonin…Mỗi nhóm chất có một tác hại riêng. Bufagin tác động đến tim mạch, Bufotenine gây ảo giác, Serotonin gây hạ huyết áp.

 

Khi chất độc đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa sẽ gây ra ngộ độc cấp tính. Chất độc này tiếp xúc với da dẫn đến tình trạng dị ứng, bỏng rát ở mắt, niêm mạc mắt. Chất độc không bị nhiệt phân hủy nên ăn thịt cóc đã nấu chín thì nguy ngộ độc vẫn rất cao.

 

thịt cóc
Độc tố có ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc

Dấu hiệu ngộ độc thịt cóc

  • Đầy hơi bụng, đau bụng trên rốn, nôn nhiều.
  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực. Sau đó loạn nhịp tim, rung thất, truỵ tim mạch.
  • Huyết áp lên xuống thất thường.
  • Rối loạn cảm giác kèm theo dấu hiệu đau như kim chích ở đầu ngón tay, ngón chân.
  • Xuất hiện tình trạng chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh.
  • Tăng tiết nước bọt; có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim.
  • Bí tiểu, thiểu niệu, vô niệu, nặng hơn có thể dẫn đến suy thận cấp.
  • Nếu nhựa cóc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mắt sẽ gây bỏng rát, phù nề niêm mạc.

Có nên cho trẻ ăn thịt cóc

Những thông tin trên cho thấy thịt cóc không phải thần dược cho sức khỏe trẻ nhỏ như cha mẹ vẫn tưởng. Bởi giá trị dinh dưỡng của ngang với thịt gà, nhưng nguy có hại lại quá lớn.

 

Tốt nhất để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, các gia đình nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng và thay đổi thực đơn đa dạng. Nếu các mẹ vẫn mua thịt cóc hay các sản phẩm từ thịt cóc cho con thì nên chọn cửa hàng uy tín để đảm bảo tốt nhất sức khoẻ cho trẻ.

 

Bên cạnh đó, mẹ nên nạp thêm năng lượng và các dưỡng chất khác cho bé bằng các loại bánh ăn dặm, sữa chua, váng sữa, phô mai, sữa bột,…tại Bibo Mart để con khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *