Tất tần tật các loại kẽm cho bé, cách sử dụng và bổ sung kẽm hiệu quả

Tất tần tật các loại kẽm cho bé

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch, và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. Trong bài viết này, Bibo Mart sẽ cùng tìm hiểu các loại kẽm cho bé phổ biến, công dụng, cách bổ sung và những lưu ý quan trọng để mẹ tự tin chăm sóc bé yêu nhé!

Kẽm là gì? Kẽm quan trọng như thế nào cho sự phát triển của bé

1. Vai trò quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ

Kẽm là vi chất cần thiết cho hơn 300 enzym trong cơ thể. Kẽm tham gia vào nhiều hoạt động sống. Đặc biệt với trẻ nhỏ, kẽm đóng nhiều vai trò quan trọng sau:

  • Phát triển chiều cao và cân nặng: Kẽm kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, hỗ trợ phát triển chiều cao và cân nặng. Thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Kẽm giúp kích hoạt các tế bào miễn dịch, bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng và vi khuẩn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Kẽm giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ.
  • Tăng cường phát triển trí não: Kẽm tham gia vào quá trình hình thành và phát triển não bộ. Hỗ trợ trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ.

2. Các loại kẽm cho bé phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại kẽm với công thức và dạng bào chế khác nhau. Dưới đây là các loại kẽm phổ biến nhất:

2.1. Kẽm Gluconate

Kẽm gluconate là một chất bổ sung dinh dưỡng có chứa dạng muối kẽm của axit gluconic. Do đó nó dễ hấp thụ, ít gây kích ứng dạ dày.

Các loại kẽm cho bé phổ biến dạng viên nang
Các loại kẽm cho bé phổ biến dạng viên nang

Ưu điểm: Phù hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Thường được bào chế dưới dạng siro hoặc viên uống.

Nhược điểm: Hàm lượng kẽm không quá cao, cần bổ sung trong thời gian dài để đạt hiệu quả.

2.2. Kẽm Sulfate

Kẽm sulfat được sử dụng để bổ sung và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt kẽm. Kem sulfate có công thức ZnSO4 sẽ cung cấp một lượng kẽm quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển các mô cơ thể.

Ưu điểm: Dễ tìm, phù hợp với trẻ thiếu kẽm ở mức độ nhẹ.

Nhược điểm: Có thể gây kích ứng dạ dày hoặc táo bón nếu dùng liều cao. Hấp thụ không tốt bằng kẽm hữu cơ.

2.3. Kẽm Bisglycinate

Kẽm Bisglycinate là hợp chất hữu cơ, được hình thành từ 1 phân tử kẽm bao bọc bởi 2 phân tử acid amin glycine. Dạng kẽm hữu cơ tiên tiến, giúp cơ thể hấp thu kẽm tốt hơn, ít các tác dụng phụ không tốt trên đường tiêu hóa mà kẽm thường gây ra (nôn, buồn nôn,…).

Ưu điểm: Phù hợp với trẻ có nhu cầu cao hoặc đang thiếu kẽm nghiêm trọng. Ít gây táo bón, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với các loại kẽm khác.

Các loại kẽm cho bé phổ biến dạng siro
Các loại kẽm cho bé phổ biến dạng siro

2.4. Kẽm Picolinate

Kẽm picolinate là dạng kẽm hữu cơ liên kết với axit picolinic, hấp thụ tốt qua đường ruột.

Ưu điểm: Hiệu quả cao, phù hợp với trẻ kém hấp thụ.

Nhược điểm: Ít phổ biến, giá thành cao.

3. Các dạng bào chế kẽm cho trẻ phổ biến

Để phù hợp với nhu cầu và độ tuổi của trẻ, các sản phẩm bổ sung kẽm thường được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Hiện nay có 4 dạng bào chế kẽm cho bé phổ biến là:

  • Siro kẽm: hay dùng cho bé dưới 5 tháng tuổi. Dạng nước nên dễ uống và có mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, cần bảo quản cẩn thận, dễ biến chất nếu không được đóng kín.
  • Viên nhai: với trẻ trên 3 tuổi. Bởi tiện lợi, dễ sử dụng khi đi xa. Tuy nhiên, một số loại có thể chứa đường, không phù hợp với trẻ cần hạn chế đường.
  • Viên nang hoặc viên nén: trẻ trên 6 tuổi, với hàm lượng kẽm cao, phù hợp với trẻ thiếu kẽm nặng. Tuy nhiên dạng viên nên khiến bé khó uống.
  • Bột pha: Hay dùng với bé ăn dặm hoặc khó uống siro/viên. Dễ pha với thức ăn, sữa hoặc nước uống. Tuy nhiên có một số loại có thể ảnh hưởng đến vị giác của bé.
Các loại kẽm cho bé phổ biến dạng bột
Các loại kẽm cho bé phổ biến dạng bột

4. Cách bổ sung các loại kẽm cho bé hiệu quả

Ba mẹ có thể bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ bằng nhiều cách. Ví như bằng các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm hoặc cho trẻ uống kẽm. Sau đây là cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn.

4.1. Nhu cầu kẽm theo độ tuổi

  • Bé dưới 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày (thường đủ từ sữa mẹ hoặc sữa công thức).
  • Bé từ 7-12 tháng tuổi: 3 mg/ngày.
  • Bé từ 1-3 tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5 mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Cần 8mng/ngày
  • Trẻ trên 14 tuổi: Bé gái cần 9mg/ngày, bé trai cần 11mg/ngày

4.2. Thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hiệu quả nhất là từ nguồn sữa mẹ. Ở giai đoạn này, sữa mẹ không chỉ có chứa một nguồn kẽm lớn mà còn có rất nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác.

Cách bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Cách bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Chính vì vậy, trong suốt giai đoạn 6 tháng đầu đời, cha mẹ hãy tận dụng nguồn sữa mẹ vốn có và hạn chế cho trẻ bú sữa ngoài để giúp bé phát triển tốt hơn. Do đó, việc bổ sung đầy đủ kẽm cũng như các chất dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng.

Bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên trẻ bắt đầu có những cảm nhận và nhận thức về đồ ăn. Do đó, cha mẹ cần phải thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày nhằm tránh gây ra cảm giác nhàm chán, nhưng vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bổ sung kẽm tự nhiên qua các thực phẩm lành mạnh:

  • Động vật: Thịt đỏ (bò, lợn), hải sản (hàu, tôm, cua).
  • Thực vật: Rau xanh đậm (cải bó xôi, rau bina), ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt (hạt bí, hạt hướng dương).
Cách bổ sung kẽm cho trẻ trên 6 tháng tuổi
Cách bổ sung kẽm cho trẻ trên 6 tháng tuổi

5. Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và cách nhận biết

Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm có thể gặp phải thường có biểu hiệu, nguy cơ phổ biến như:

  • Bé chậm lớn so với các bạn cùng trang lứa, không tăng cân hoặc chiều cao.
  • Bé biếng ăn, chán ăn với nhiều loại thức ăn mẹ nấu.
  • Rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng, vết thương lâu lành hơn.
  • Bé bị rụng tóc, khô da, móng tay yếu và giòn hơn. Trong một số trường hợp trẻ còn bị dị ứng với thời tiết, thực phẩm lạ…

Những nguyên nhân sau đây dẫn đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

  • Chế độ ăn thiếu kẽm hoặc giai đoạn đầu không bú sữa mẹ hoàn toàn.
  • Bé hay bị rối loạn tiêu kéo dài, suy dinh dưỡng.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
Trẻ thiếu kẽm và biếng ăn hàng ngày
Trẻ thiếu kẽm và biếng ăn hàng ngày

6. Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bổ sung bất kỳ sản phẩm nào, mẹ nên đưa bé đi khám để xác định mức độ thiếu kẽm.
  • Không bổ sung quá liều: Dư thừa kẽm có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, hoặc rối loạn hấp thụ các vi chất khác.
  • Thời gian bổ sung: Nên cho bé uống kẽm vào buổi sáng hoặc giữa bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kẽm là dưỡng chất không thể thiếu để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Việc lựa chọn loại kẽm phù hợp, bổ sung đúng cách sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong hành trình chăm sóc bé yêu. Hãy kết hợp một chế độ ăn giàu kẽm cùng sản phẩm bổ sung an toàn, và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết nhé!

Trên đây là bài viết của Bibo Mart về các loại kẽm cho bé, mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các mẹ đã có thêm gợi ý lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bé yêu.