Cảnh báo: trẻ sẽ bị méo mồm, liệt mặt nếu ba mẹ bật điều hòa suốt đêm

Điều hòa là một thiết bị rất tốt cho giấc ngủ của bé. Nếu dùng đúng cách sẽ đảm bảo cho bé giấc ngủ ngon trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, nếu như bố mẹ không biết sử dụng nó một cách khoa học thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng méo mồm và tê liệt khuôn mặt. Hãy cùng Bibo Mart điểm danh những tác hại của việc dùng điều hòa sai cách mẹ nhé!

 

Xem thêm: 7 lưu ý khi sử dụng điều hòa cho bé

Hậu quả khôn lường khi sử dụng điều hòa sai cách

Thời tiết nắng nóng, việc sử dụng điều hòa thường xuyên nhưng không đúng cách gây ra những tác hại không thể ngờ tới.

 

Một bé gái 5 tuổi ở Giang Tô vừa qua đã phải nhập viện với phần miệng bị đơ, góc mép lệch hẳn sang một bên, mắt nhắm hờ không khép chặt lại được. Các bác sĩ phát hiện rằng, khuôn mặt của em đã hoàn toàn bị tê liệt chỉ vì thói quen sai lầm của bố mẹ.

Đôi vợ chồng này đã bật điều hoà cả đêm với nhiệt độ quá thấp. Chính hành động lặp đi lặp lại này dẫn đến sự co thắt dây thần kinh ở khuôn mặt, tắc mạch máu, phù nề; khiến con gái mình có triệu chứng liệt khuôn mặt.

 

dùng điều hòa sai cách
Bé gái 5 tuổi nhập viện do liệt mặt khi nằm phòng điều hoà quá lâu.
dùng điều hòa sai cách
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến các gia đình bật điều hòa liên tục.
Một trường hợp khác là bé gái 6 tháng tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc đã phải nhập viện khẩn cấp với những biểu hiện nghiêm trọng về sức khỏe. Bố mẹ của bé cho biết, khi bé ngủ, thấy 1 bên mắt không nhắm chặt như bình thường mà chỉ khép hờ. Bên cạnh đó cho bé uống sữa cũng bị đổ ra ngoài vì miệng bé có cảm giác bị lệch. Nguyên nhân cũng là do bố mẹ cho con nằm điều hòa liên tục với nhiệt độ quá thấp.

dùng điều hòa sai cách
Số trẻ phải nhập viện vì những biến chứng do dùng điều hòa sai cách ngày càng nhiều.
Theo bà Dị Bình, Trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Trung y Vũ Hán cho biết, trong đợt nắng nóng cao điểm vừa qua, thậm chí có đến 20 ca nhập viện/ngày với lý do tương tự khiến cả bác sĩ và phụ huynh vô cùng sốc. Biểu hiện ban đầu của bệnh là trẻ ngủ không nhắm được mắt, chỉ khép hờ, góc mép lệch hẳn sang một bên; không khép gọn miệng nên bị chảy nước dãi; cho ăn uống sẽ khó khăn, rơi thức ăn ra ngoài vì cơ miệng bị đơ.

 

Đây là hiện tượng các mạch máu thần kinh trên cơ mặt do lạnh quá nên bị co thắt, gây thiếu máu trên các dây thần kinh mặt, gây phù nề. “Sát thủ giấu mặt” của căn bệnh này được các bác sĩ chỉ đích danh chính là gió lạnh của điều hòa.

Trẻ có thể mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm chỉ vì dùng điều hòa sai cách

Ngoài liệt mặt, nếu dùng điều hòa không đúng cách còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác cho trẻ em như:

Phát ban

Khi trẻ ở trong môi trường điều hòa một thời gian dài lại không uống đủ nước, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm dần môi trường điều hòa sẽ sinh ra bí bách, thiếu ô xy. Điều này tạo môi trường tốt để nấm sinh sôi, gây nên các bệnh ngoài da như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa.

Tổn thương xương khớp

Đây cũng là một nguy cơ dễ gặp phải khi sử dụng điều hòa thường xuyên. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ bên trong cơ thể với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Các khớp và dây chằng chưa kịp thích ứng với điều kiện thời tiết sẽ bị kích thích lạnh đột ngột, tạo nên sự cứng khớp không thể vận động linh hoạt, gây đau khớp.

Hen suyễn, dị ứng

Theo kết quả khảo sát, trong cục tản nhiệt điều hòa không khí có đến 91.259 vi khuẩn trên mỗi cm vuông. Đây được cảnh báo là môi trường rất dơ bẩn. Những vi khuẩn này được thổi vào không khí trong nhà sẽ dễ dàng gây nên chứng hen suyễn và dị ứng ở trẻ.

Khô mắt

Không khí trong phòng điều hòa cần phải luôn luôn được thay đổi để bổ sung thêm ô-xy. Nếu bật điều hòa quá lâu, không khí sẽ đậm đặc, ô nhiễm, dễ gây khô mắt, mỏi mắt, mắt bị nhiễm trùng.

Nguyên tắc bố mẹ phải “nằm lòng” khi dùng điều hòa cho con

Theo các chuyên gia, việc dùng điều hòa sai cách sẽ gây thay đổi nhiệt độ đột ngột, từ đó dẫn đến kích ứng thần kinh mặt. Các chuyên gia khuyến cáo người dân và các bậc cha mẹ không nên để điều hoà ở nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài.

 

Ngoài ra, để con không bị ốm vì nằm điều hoà, mẹ cần lưu ý các quy tắc sau:

Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ

Theo tham khảo từ website của BV Từ Dũ, BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ chia sẻ: Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ C.

 

Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 độ C – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 độ C – 28 độ C.

 

Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình.

 

dùng điều hòa sai cách
Người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình

Qui tắc 3 phút

Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ. Đồng thời khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài.

 

Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường; tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.

Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì sẽ khiến những bé có cơ địa yếu dễ mắc những bệnh về đường hô hấp. Ví dụ như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng.

 

Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay; tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.

 

Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp.

Thời gian bật điều hoà không quá 2-3 tiếng mỗi lần

Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hoà chỉ nên từ 2-3 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.

Nhỏ mũi và cho con uống nước thường xuyên

Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. Nằm điều hòa tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé. Đồng thời cho con uống nhiều nước; với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.

 

Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng. Đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.
Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *