Mẹ bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện gì? Nguyên nhân và cách giải quyết

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Sau khi sinh con, nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng vui buồn bất chợt, dễ khóc, chán ăn, khó ngủ,… Đây chính là những biểu hiện đầu tiên cho thấy mẹ đang bị trầm cảm sau sinh. Về lâu dài, mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tâm lý phức tạp đáng báo động. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này trong bài viết tổng hợp của Bibo Mart nhé!

Câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình trạng "trầm cảm" sau sinh mà bất kỳ ông bố nào cũng phải đọc để hiểu vợ hơn

1. Hệ quả khi mẹ bỉm bị trầm cảm

1.1. Đối với mẹ

Trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ sau sinh nào. Ảnh hưởng nặng nề của căn bệnh tâm lý này có thể khiến mẹ phải chịu đựng những vấn đề như:
  • Thường xuyên ốm yếu, mệt mỏi: Tâm lý tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến những thói quen ăn uống, sinh hoạt thường ngày của mẹ. Mẹ có thể sẽ chán ăn, mất ngủ. Cộng thêm việc phải thường xuyên cho con bú, chăm sóc con ốm, cơ thể mẹ sẽ bị suy nhược.
  • Không thể tự chăm sóc con: Mẹ sẽ không thể dành trọn tình thương cho con khi có những triệu chứng bất ổn về tâm lý. Thậm chí nhiều mẹ còn đâm ra ghét bỏ, không muốn gần gũi con mình.
  • Suy nghĩ tiêu cực, khó giữ bình tĩnh: Nhiều mẹ bị trầm cảm thường có tính khí thất thường, dễ bộc phát. Đôi khi, những suy nghĩ quá tiêu cực có thể dồn ép đến hành động dại dột.

1.2. Đối với bé

Với bệnh trầm cảm, không chỉ mẹ bầu bị ảnh hưởng, mà ngay cả em bé cũng chịu những hậu quả về sau:
  • Chậm phát triển trí tuệ: Sau khi sinh, những em bé này sẽ chậm lớn, chậm nói, chậm đi hơn các bạn cùng tuổi. Việc học và giao tiếp xã hội cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Cảm xúc không ổn định: Khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường, bé thường tự ti, lo âu và không kiểm soát được suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình. Trong trường hợp mắc bệnh nặng, bé thậm chí sẽ tự kỷ trong thời gian dài.
  • Không cảm nhận được tình cảm của mẹ: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với những biến đổi tâm lý của người mẹ. Mẹ bị trầm cảm, không dành nhiều tình cảm cho con sẽ khiến con tủi thân, dần xa cách với mẹ.

2. Triệu chứng bị trầm cảm sau sinh

Câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình trạng "trầm cảm" sau sinh mà bất kỳ ông bố nào cũng phải đọc để hiểu vợ hơn

2.1. Triệu chứng về thể chất

  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không đúng giờ, hay ngủ mê sảng, và ngủ quá ít trong một ngày. 80% người trầm cảm có triệu chứng này.
  • Rối loạn bữa ăn: Khoảng 70% mẹ bầu trầm cảm sẽ mắc triệu chứng này: không muốn ăn, không thèm ăn,… và sụt cân nhanh chóng. Do tâm lý mệt mỏi, căng thẳng, nên mẹ không còn tâm trí để ăn hay còn cảm giác thèm ăn nữa.

2.2. Triệu chứng về tâm lý

  • Mặc cảm, tự ti: mẹ bầu luôn thấy mình “vô dụng”, không làm được điều gì, thường tự trách mình và khuếch đại những lỗi nhỏ nhất. Nếu để lâu dài, triệu chứng này sẽ tạo ra sự hoang tưởng, ảo giác.
  • Ý tưởng tự sát: Vì suy nghĩ tự trách mình, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình không còn ý nghĩa gì nữa, nên luôn muốn “biến mất” để trốn tránh cảm giác đó. Đôi lúc, mẹ bầu sẽ “đổ lỗi” cho con của mình, thậm chí có suy nghĩ sẽ làm tổn hại hoặc mặc kệ cuộc sống của con.

>>> Xem thêm: 11 dấu hiệu trầm cảm sau sinh

3. Nguyên nhân bị trầm cảm sau sinh

Có 3 nguyên nhân chính tạo ra hội chứng trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh
  • Thay đổi về nội tiết tố: Sau khi sinh, việc giảm estrogen và progestrogen đột ngột sẽ khiến mẹ bầu luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nghĩ nhiều. Nguyên nhân liên quan đến hormone vật lý và di truyền chiếm phần đông nguyên nhân tạo ra hội chứng trầm cảm.
  • Thay đổi về tình trạng cơ thể: Lưu lượng máu, huyết áp; thay đổi về hệ miễn dịch và hoạt động các cơ quan trong hệ miễn dịch khiến mẹ bầu dễ thay đổi cảm xúc.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người đã từng trầm cảm thì tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm của mẹ bầu sẽ cao hơn hẳn. Những yếu tố như stress trong quá trình mang thai, đau đớn thể trạng khi sinh em bé… sẽ khiến bệnh trầm cảm nhanh chóng tái phát.

4. Cách giải quyết khi bị trầm cảm sau sinh

Câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình trạng "trầm cảm" sau sinh mà bất kỳ ông bố nào cũng phải đọc để hiểu vợ hơn
Trầm cảm là bệnh về mặt tâm lý do thay đổi về sinh lý, nên bố cần kết hợp giải quyết vấn đề tâm lý và lên kế hoạch giúp đỡ mẹ hồi phục sức khoẻ sau sinh. Bố hãy tham khảo những giải pháp sau nhé:

– Tìm 1 người để san sẻ việc nhà, chăm sóc con cái với mẹ:

Sau khi sinh, mẹ bầu thậm chí không đủ sức để lo cho chính mình. Vì vậy, nếu có người san sẻ việc nhà, chăm sóc gia đình, con cái trong lúc bố đi làm… thì mẹ sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn đó.

– Luôn trò chuyện và lắng nghe mẹ:

Có những chuyện rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý mẹ bầu. Bố hãy luôn lắng nghe mẹ, chia sẻ và động viên mẹ rằng: “Em đã làm rất tốt, đừng lo lắng”, hay “Đó chỉ là chuyện nhỏ thôi” để mẹ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn nhé.
– Tạo cho mẹ những khoảng thời gian riêng tư:
Nghĩa là, mẹ không phải lo nghĩ đến con cái, việc nhà. Bố có thể đưa mẹ đi dạo, đi thăm thú vào cuối tuần… để giúp mẹ được thư giãn, thoải mái.
– Bổ sung chế độ ăn uống đủ chất:
Bố có thể mua những thực phẩm giàu Estrogen và Progestrogen. Ví dụ như cà chua, đậu nành, cam, ngô, kiwi, súp lơ, cà rốt, ngũ cốc, sữa chua,… để mẹ ăn và bổ sung hàm lượng hormone trong cơ thể nhé.
Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục