Dinh dưỡng cho bà bầu trong từng giai đoạn như thế nào giúp thai nhi phát triển toàn diện ? Chế độ ăn của bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có gì khác biệt? Nên ăn gì/kiêng gì khi mang thai,… là những thắc mắc của không ít mẹ bầu, dù làm mẹ lần đầu hay đã sang “tập 2”, “tập 3”. Hãy cùng chuyên gia BiBo Care đi tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để chuẩn bị cho một thai kỳ như ý nhé!
Tuần 1 – 4 thai kỳ
Dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng. Từ phôi, bào thai sẽ phát triển thành thai nhi với đầy đủ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Riêng các lớp tế bào bên ngoài sẽ dần hình thành các bộ phận phụ của thai như nhau thai, dây rốn. Chính trong quá trình này, nguồn thực phẩm mẹ đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Trong đó, nhau thai là bộ phận đảm trách vai trò trung chuyển chất dinh dưỡng và máu. Do đó, với những loại thực phẩm có hại như đồ ăn đóng hộp, thực phẩm sống, rượu, bia, chất kích thích… mẹ nhớ tránh xa danh sách này nha!
Thay vào đó mẹ nên ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu axit folic. Đây là chất rất cần thiết trong giai đoạn hình thành phân chia tế bào của 28 ngày đầu tiên trong thai kỳ. Bé có đủ nguồn axit folic cần thiết sẽ tránh được nguy cơ dị tật ống thần kinh, sẩy thai và sinh non nhẹ cân.
Trong số thực phẩm giàu axit folic, mẹ có thể chọn: ngũ cốc, súp lơ xanh, rau bina, măng tây, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (như vừng, đậu phộng), thịt gà, vịt, thịt bò, gan, cam (hoặc bưởi)…
Ngoài thực phẩm ra, mẹ nên uống thêm 400mcg axit folic dạng viên uống hoặc nếu cần. Tuy nhiên mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng cụ thể hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe.
Tuần 5 – 12 thai kỳ
Từ tuần 5, những dấu hiệu thai nghén sẽ làm mẹ khó chịu. Trong đó bao gồm triệu chứng nôn nghén và thèm ăn các món lạ. Một số nghiên cứu cho thấy nhu cầu thèm món ăn đặc biệt nào đó có thể là do mẹ đang thiếu chất. Ví dụ, mẹ thèm tôm, cua,… có thể là bé đang thiếu canxi
Nếu thấy nghén nặng, mẹ có thể hỏi bác sĩ để bổ sung thêm kẽm và vitamin B6. Ngoài ra có thể nhâm nhi ít quả mận hoặc vài loại hạt như hạnh nhân, óc chó….
Khi chứng thai nghén nặng, làm mẹ có cảm giác kiệt sức. Vì vậy mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ví dụ như cơm trắng, mì ống, bánh mì nguyên cám…
Tuyệt đối đừng tìm cách bù lượng đường bằng các loại nước ngọt, caffeine và nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày. Trong đó các bữa ăn không nên giãn cách quá 4 tiếng. Đặc biệt, nhớ tranh thủ ngủ trưa đủ giấc. Chỉ cần 15 phút ngủ trưa ngon giấc, mẹ sẽ có chất lượng giấc ngủ tương đương với 3 tiếng ngủ đêm đấy!
Tuần 13 – 16 thai kỳ
Từ tuần này trở đi, những cơ quan quan trọng cùng với hệ xương, mô và các tế bào sẽ bắt đầu vào giai đoạn phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của bé sẽ tăng. Vậy nên mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để đáp ứng đủ cho bé.
Với mức calo này, mẹ có thể chọn mẫu thực đơn gồm: một quả táo, một miếng bánh mì nguyên cám và một ly sữa. Mỗi một tuần trôi qua, mẹ có thể tăng khoảng 0,5kg là đủ cho nhu cầu phát triển của bé.
Trong tuần này, mẹ sẽ chứng kiến sự mệt mỏi vì chứng táo bón ngày càng nặng. Nguyên nhân là do biến đổi của nội tiết tố thai kỳ làm chậm khả năng hoạt động của ruột. Do đó, mẹ nên ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ, uống hơn 2,5l nước mỗi ngày và tập thể dục nhẹ nhàng.
Nếu thấy không đỡ, mẹ làm cách này: 1 muỗng cà phê hạt lanh, ngâm trong nước qua đêm. Hôm sau lấy nước hạt chia uống sẽ thấy hiệu quả hơn.
Tuần 17 – 24
Tiếp tục là những tuần phát triển mạnh mẽ của các giác quan mẹ nhé! Thính giác thai nhi sẽ phát triển mạnh kể từ tuần 16 tuần. Riêng với tai, cấu trúc hoàn thiện phải đợi đến khoảng tuần 24. Cuối giai đoạn này, mẹ sẽ thấy bé bắt đầu hé mắt để quan sát rồi đấy! Để hỗ trợ cho sự phát triển thị giác của bé, ngoài 4 nhóm thực phẩm chính, mẹ nên ăn nhiều các loại trái cây màu vàng và đỏ như: cà rốt, ớt vàng, khoai lang, bí đỏ… Và đừng quên bổ sung thêm vitamin C nhé!
Tuần 25 – 28
Đây là những tuần cuối của giai đoạn giữa thai kỳ. Lúc này bụng mẹ đã lớn và thai nhi tạo áp lực lên thành dạ dày khiến mẹ dễ bị ợ nóng, rất khó chịu. Triệu chứng này có đến 80% thai phụ phải trải qua nên mẹ sẽ khó tránh khỏi.
Để giảm triệu chứng này, mẹ nên ăn tối sớm hơn, tối thiểu 3 tiếng trước khi đi ngủ. Ngoài ra khi ăn nên nhai chậm và kỹ hơn. Lúc ngủ, cũng nhớ kê đầu cao để ngừa trào ngược nhé!
Tuần 29 – 34
Thai nhi càng lớn dinh dưỡng càng cao. Không chỉ là canxi để xương chắc khỏe, chất béo để trí não thông minh mà còn nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Do đó, bữa ăn của mẹ hàng ngày phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Vì vậy chế độ ăn của mẹ nên tăng thêm 300 calo mỗi ngày. Bé sẽ không làm mẹ kiệt sức từ việc lấy đi nguồn dinh dưỡng trong cơ thể mẹ.
Tuy nhiên, mẹ nhớ ăn uống hợp lý để con tăng cân đều nhưng mẹ vẫn ổn định trọng lượng nhé! Nếu mẹ dư thừa chất béo, thai nhi sẽ phải chiến đấu với hàng loạt bệnh lý liên qua về sau đấy! Tốt nhất mẹ nên lựa chọn trái cây tươi, các loại hạt và ngũ cốc để sẵn trong nhà, dành khi đói nha!
Tuần 35 – 40
Giai đoạn nước rút sẽ tiêu hao năng lượng rất mạnh mẽ. Do đó, khi đã biết trước lịch sinh, mẹ nên dành ra 2 tuần trước sinh để bồi bổ cho mình và con bằng cách bổ sung nguồn carbohydrates với bột mì nguyên cám, rau củ, trứng và thịt đỏ.
Sắp đến thời khắc “vỡ chum” bé nặng khoảng 3kg và mẹ tăng từ 10-12kg. Đây là mức chuẩn cho cân nặng của bé và mức tăng cân của mẹ. Tuy nhiên, nếu dư cân, mẹ đừng quá lo nha! Phần lớn trọng lượng còn lại ngoài thai nhi ra là chất lỏng, khối lượng máu và nhau thai. Một ít chất béo dư thừa trong thời điểm cuối thai kỳ này sẽ chuyển vào một phần sữa mẹ để chuẩn bị sự khởi đầu tốt nhất cho con.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn của BiBo Mart. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp mẹ cải thiện được thực đơn hàng ngày. Thực đơn của các mẹ sẽ trở nên khoa học, hợp lý và đảm bảo đầy đủ các nhóm chất nhé. Chúc các mẹ thành công !