Mang thai lần đầu cần lưu ý gì? Chế độ ăn uống, vận động cho mẹ bầu

Bất cứ ai khi chuẩn bị làm mẹ cũng đều có tâm trạng lo lắng, bồn chồn. Tất cả đều xuất phát từ mong muốn đem tới những điều tốt nhất cho con yêu. Thế nhưng mẹ đã biết thế nào là chế độ ăn uống, vận động cho mẹ bầu mang thai lần đầu hợp lý hay chưa? Hãy để chuyên gia Bibo Care gợi ý cho mẹ nhé!

Câu hỏi:

Em mới mang thai mà lại là lần đầu. Thế nên em rất bối rối vì không biết phải làm thế nào? Từ chuyện ăn uống, đi lại, đến kiêng cữ, … Nói chung là tất cả em đều chưa có kiến thức hay kinh nghiệm gì. Mong chuyên gia có thể cho em lời khuyên để có thể bảo vệ con tốt nhất trong lần đầu mang thai này được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn! Ai làm mẹ lần đầu cũng cảm thấy bối rối như bạn. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng nhé! Đội ngũ Bibo Care chúng tôi có một số lời khuyên cho bạn như sau:

1. Chế độ ăn uống:

Mẹ nên ăn đa dạng thành phần thức ăn trong mỗi bữa ăn. Cần đảm bảo trong quá trình mang thai, người mẹ sẽ được cung cấp đầy dủ và cân bằng 4 nhóm thức ăn như sau :
– Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
– Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
– Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
– Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và hoa quả chín.

Mẹ cần hạn chế ăn uống các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như:

– Các loại chất kích thích như rượu, bia, cafe, chè…
– Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
– Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
– Tránh ăn mặn khi mang thai
– Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm…; đặc biệt là các loại gia vị cay.
– Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
– Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá kiếm, cá ngừ…
– Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
– Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
Mẹ nên lưu ý tới vấn đề tiểu đường thai kỳ khi tăng khẩu phần ăn. Đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống. Mức cân nặng lý tưởng mà mẹ chỉ nên tăng cân trong suốt thai kỳ là từ 8 – 12 kg.
Mẹ mang thai lần đầu cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý
Lần đầu mang thai, mẹ nên chú ý ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất

2. Chế độ vận động, nghỉ ngơi:

Vận động:

Đừng nghĩ rằng mang thai là phải nằm yên một chỗ. Vận động khi mang thai sẽ đem tới những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé.
– Thường xuyên tập thể dục và đi bộ đúng cách có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển tiểu đường trong thai kỳ cho một số chị em; làm giảm chứng đau lưng khi mang thai; giảm nguy cơ táo bón; tăng năng lượng cơ thể và cải thiện hiệu quả tâm sinh lý của các chị em.
– Mẹ nên tập các hoạt động thể chất vừa phải vào tất cả các ngày trong tuần. Với những mẹ ít vận động, nên hoạt động ít một và tăng dần theo thời gian. Nếu không có thời gian dài để tập luyện các bài tập thể chất bổ trợ thai kỳ, mẹ có thể thay bằng đi bộ trong khi đi làm, đi chợ…

Một số lưu ý khi vận động trong thai kỳ:

– Kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và xin lời khuyên trước khi có ý định tham gia các hoạt động thể chất giúp bổ trợ thai kỳ.
– Giữ vững một chế độ tập luyện an toàn.
– Tránh những môn thể thao yêu cầu độ cao và sức bật để tránh những nguy cơ cao bị té ngã như: bóng đá, bóng rổ, tennis…
– Uống nhiều nước (mẹ nên uống 2 – 2.5 lít nước/ngày)
– Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như: chóng mặt, chảy máu âm đạo, thở dốc và đau ngực, giảm chuyển động của thai nhi hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, mẹ hãy gọi ngay tới bác sĩ sản khoa để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Nghỉ ngơi :

Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường gặp phải một vài khó chịu nhất định. Vì vậy, nghỉ ngơi là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà mẹ luôn phải nằm trên giường hay quanh quẩn trong nhà không dám làm gì. Hoạt động, làm việc hợp lý sẽ giúp cho mẹ khỏe mạnh và thoải mái về tinh thần.
– Giữa những buổi làm việc hàng ngày, mẹ cần được nghỉ giải lao để tránh quá sức. Bất kì khi nào cảm thấy có những mệt mỏi khó chịu, bạn nên dừng công việc lại để nghỉ ngơi, thư giãn.
– Đặc biệt, với những người mẹ sức khỏe yếu, ăn uống thiếu thốn… thì càng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
– Khi gần đến ngày dự sinh, thai phụ nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần lễ trước khi sinh. Trong những tháng cuối cùng, thai nhi phát triển và tăng cân khá nhanh, đòi hỏi mẹ càng phải chú ý tới ăn uống và những hoạt động của mình. Không nên “tham công tiếc việc”, làm cố cho đến sát ngày sinh, vừa có hại cho thai, vừa không đảm bảo an toàn khi xảy ra cuộc chuyển dạ bất ngờ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tham gia những khóa hội thảo tiền sản để được cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé! Các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành sản khoa sẽ giúp mẹ có thêm nhiều bài học, kiến thức về mang thai và lần đầu làm mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *