Chế độ dinh dưỡng cho mẹ không thừa cân khi mang thai

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học sẽ giúp mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng cho bản thân và sự phát triển của bé. Tuy nhiên làm thế nào để mẹ nạp đủ dưỡng chất mà không gây thừa cân ? Đây là một vấn đề đã và đang được quan tâm. Hãy cùng các chuyên gia BiBo Care đi tìm hiểu nhé !

 

 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ "không thừa cân" khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ “không thừa cân” khi mang thai

 

 

Khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Việc tẩm bổ cho mẹ bầu từ đó cũng được ưu tiên hơn. Tuy nhiên đó có thể là nguy cơ làm mẹ và bé thừa cân trong thai kỳ.

Thế nào là một chế độ dinh dưỡng khoa học ? Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bé chào đời với cân nặng 2,8-3,7kg và mẹ bầu tăng từ 9-13kg. Một thực đơn hợp lý là sự kết hợp giữa các thực phẩm với nhau, không nên để mật độ một món ăn quá dày. Ví dụ như trứng rất bổ với phụ nữ mang thai nhưng ngày nào cũng ăn trứng hẳn sẽ khiến mẹ “sợ”. 

 

Nguyên tắc chung với ăn uống khi mang thai:

  • Ăn đủ chất bằng cách kết hợp các thực phẩm có nhiều dinh dưỡng lại với nhau. Một bữa ăn không phải chỉ gồm nhiều loại thịt mà đã đủ dinh dưỡng mà phải kết hợp nhiều loại thực phẩm. Sự kết hợp này làm bữa ăn của mẹ trở nên đa dạng hơn mà vấn đề dinh dưỡng vẫn được đảm bảo.
  • Không tự ý kiêng khem một loại thực phẩm nào chỉ vì nghe lời đồn không tốt về chúng. Tất cả những gì liên quan đến dinh dưỡng cho mẹ và bé đều cần phải tìm hiểu thật kỹ. Mọi quyết định phải có căn cứ khoa học chứ không được phép tự ý bỏ để thiếu dinh dưỡng cần thiết cho từng kỳ.
  • Tìm hiểu về các dưỡng chất cần bổ sung theo từng giai đoạn mang thai. Ví dụ như sắt hay các vitamin khác

Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai

Nếu mẹ có sức khỏe hoàn toàn bình thường, không có tiền án, tiền sử về các bệnh tim mạch, béo phì … thì có thể tham khảo thực đơn dưới đây:

Các loại rau, củ, quả 

Đây là một trong những thực phẩm không thể thiếu khi mang thai. Mẹ ăn càng nhiều rau càng tốt. Bởi vì rau chứa nhiều chất xơ, giúp mẹ giảm thiểu táo bón – bệnh mà tất cả các mẹ đều bị khi mang thai.

Có thể nói rằng những loại rau phổ thông mẹ đều ăn được. Rau xanh mẹ nên ưu tiên rau họ cải, củ quả có màu sặc sỡ. Tuy nhiên một số loại rau mẹ nên hạn chế ăn khi có thai như rau ngót hoặc nhãn. Hai loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ co bóp tử cung gây sinh non. 

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều rau củ quả mỗi ngày

Cá hồi

Cá hồi giàu axit béo omega-3, một loại axit béo tốt, rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể bà bầu. Axit béo omega-3 chuỗi dài DHA và EPA đóng vai trò phát triển hệ thần kinh mắt của em bé.

Ngoài ra, cá hồi cũng giàu vitamin D – nhóm vitamin thường thiếu trong chế độ ăn. Bổ sung vitamin D giúp tăng cường quá trình chuyển hóa của cơ thể, bao gồm hệ vận động và khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, một số khuyến cáo cho rằng phụ nữ mang thai cần hạn chế tiêu thụ hải sản bởi có thể chứa lượng thủy ngân cao, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần.

Ngoài cá hồi và hải sản, còn có nhiều các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như hạt óc chó, hạt lanh, đậu tương, rau bina,

 

Thực đơn khoa học cho mẹ bầu
Cá hồi

Thịt nạc

Thịt nạc là thực phẩm quen thuộc, mẹ bầu có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Trong thịt nạc có chứa nhiều đạm (cứ 100g thịt nạc thì có khoảng 20g đạm), đây là dinh dưỡng cần thiết bà bầu nên bổ sung thường xuyên trong giai đoạn thai kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Các loại thịt nạc tốt nên bổ sung bao gồm: thịt heo giúp cung cấp dinh dưỡng thêm toàn diện, thịt thỏ nâng cao phát triển trí não, thịt bò giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và phát triển não bộ

>> Xem thêm: Các món ăn tốt cho bà bầu

 

Sữa bầu

Sữa bầu bản chất không phải là sữa mà là tổng hợp các thực phẩm bổ sung dưới dạng uống. Vì là chất tổng hợp nhân tạo nên lượng hấp thu không nhiều mà lượng thải ra sẽ nhiều. Đây là lý do khiến mẹ thường xuyên bị táo bón trong tời gian này.

>> Xem thêm: Sữa tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai

Khoai lang

Ăn khoai lang nhiều có tốt cho tiêu hóa
Ăn khoai lang nhiều có tốt cho tiêu hóa mẹ bầu

 

Khoai lang là một loại thực phẩm lành mạnh, chúng giàu vitamin C, vitamin nhóm B. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng góp phần tăng cường khả năng hấp thu sắt của mẹ bầu. Ngoài ra chúng phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ.

Thành phần chính của khoai lang là tinh bột. Tuy nhiên chúng là những tinh bột có sợi ngắn, lại giàu chất xơ. Do vậy khoai lang hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm cholesterol máu cao.

Các bà bầu trong giai đoạn mang thai đều vào con chứ không vào mẹ thì khoai lang chính là một câu trả lời phù hợp. Bên cạnh đó, khoai lang còn hỗ trợ lấy lại vóc dáng cho mẹ bầu sau sinh rất hiệu quả.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng phổ biến như: dâu tây, việt quất, cherry,… có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nổi bật hơn cả là lượng omega-3 dồi dào.

 

 

Chế độ ăn của mẹ bầu có nên có quả mọng
Quả mọng rất tốt cho mẹ bầu

 

 

Loại dưỡng chất đặc biệt này giúp ích cho hệ thần kinh và trí não của thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra, các dinh dưỡng có trong các loại quả mọng giúp kích thích các tín hiệu thần kinh của não bộ, phòng ngừa quá trình oxy hóa nhờ đó phòng ngừa tốt nguy cơ suy giảm khả năng ghi nhớ, đãng trí trong và sau khi mang thai.

Thường xuyên ăn các loại quả mọng, đặc biệt là trước khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi.

Trên đây là một số gợi ý về nguyên tắc ăn cũng như những thực phẩm tốt cho mẹ và bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp mẹ xây dựng được một thực đơn khoa học và hợp lý. Chúc các mẹ một hành trình mang thai an toàn và khoẻ mạnh !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *