Chiều cao và cân nặng của thai nhi được tính như thế nào?

Trong suốt quá trình thai kỳ, chiều cao và cân nặng của thai nhi là một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm nhiều nhất. Nằm trong bụng mẹ, mỗi thai nhi đều có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn nhất định được đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của con như thế nào. Để xác định xem em bé trong bụng mẹ có đang phát triển đúng chuẩn hay không, mời các mẹ hãy cùng Bibo theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Bảng cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn của thai nhi

Trong quá trình mang thai, việc theo dõi chiều cao và cân nặng qua từng tuần sẽ giúp các mẹ hình dung con yêu của mình phát triển như thế nào. Qua bảng chuẩn chiều cao cân nặng thai nhi dưới đây, mẹ sẽ biết được sự phát triển của con yêu. Chưa kể, mẹ còn có thể nhận biết sự lớn lên của con qua những hình ảnh minh họa là các loại trái cây.

Lưu ý:

– Từ tuần 8-20 (từ đầu đến mông)

– Từ tuần 20-42 (đo từ đầu đến chân)

bảng chiều cao cân nặng thai nhi
Bảng chuẩn chiều cao và cân nặng thai nhi từ 8-13 tuần
cân nặng của thai nhi
Bảng chuẩn chiều cao và cân nặng thai nhi từ 14-20 tuần
Cân nặng của thai nhi chuẩn
Bảng chuẩn chiều cao và cân nặng thai nhi từ 20-26 tuần
Bảng chuẩn chiều cao và cân nặng thai nhi từ 33 - 37 tuần
Bảng chuẩn chiều cao và cân nặng thai nhi từ 33 – 37 tuần
Bảng chuẩn chiều cao và cân nặng thai nhi từ 38 - 42 tuần
Bảng chuẩn chiều cao và cân nặng thai nhi từ 38 – 42 tuần

2. Cách tính cân nặng và chiều cao theo từng tuần tuổi thai kỳ

Cách đo chi tiết cân nặng và chiều cao theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: bé sẽ được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42: chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân. Trong thời gian này, cân nặng cùng với chiều dài thai nhi sẽ tăng dần.
  • Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa. Những đường nét cuối cùng của bé cũng dần hoàn thành.
Chiều cao và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Chiều cao và cân nặng thai nhi theo từng giai đoạn

3. Những yếu tố tác động đến chiều cao và cân nặng thai nhi

Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi trong suốt thai kì. Trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:

3.1. Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc

Điều này đồng nghĩa với cân nặng và chiều cao thai nhi có thể có sự tương đồng với cha mẹ. Ở mỗi nơi khác nhau sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.

3.2. Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai

Mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác

Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc cân ít tăng cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua số cân nặng thai nhi ngay khi trong bụng mẹ.

>> Xem thêm: Sữa tăng chiều cao cho trẻ

3.3. Thứ tự sinh con

Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu. Nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con quá ngắn thì con thứ có thể nhẹ cân hơn con đầu.

3.4. Số lượng thai

Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.

Mẹ bầu mang song thai cũng ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Mẹ bầu mang song thai cũng ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

4. Cần làm gì để thai nhi phát triển đúng chuẩn

Để kiểm soát tốt cân nặng, chiều cao và chiều dài thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Mẹ bầu nên tham khảo những điều sau:

  • Không nên ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa là 1 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo thiếu cân thì nên tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa là 1 kg. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể tăng khoảng 1kg. Nhưng nếu thừa cân, bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng ít đi một chút mà thôi.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không quá căng thẳng, stress vì điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cân nặng thai nhi.
  • Thăm khám thai định kì để theo dõi sự phát triển và cân nặng thai nhi theo từng tuần. Nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng của thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn từ bác sĩ để khắc phục tình trạng này ngay.

Đừng quên truy cập Cẩm nang BiBo Mart để có thêm nhiều kiến thức cũng như mẹo hay về chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé nữa nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục