Cho bé ăn dặm đúng cách

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bên cạnh bú sữa mẹ thì việc bổ sung thêm các thực phẩm khác là rất quan trọng để giúp bé có sức khỏe ổn định và phát triển trí não. Tuy nhiên với những ai mới lần đầu làm mẹ, cho bé ăn dặm đúng cách là một thách thức không hề nhỏ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chuyên gia Bibo Care “gỡ rối” những khó khăn trong việc tập cho con ăn dặm nhé!

1. Vì sao cần cho trẻ ăn dặm?

Khi chào đời, thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Khi bé lớn hơn, cần nhiều năng lượng hơn thì cần bổ sung thứ giống với sữa mẹ nhất – sữa công thức. Đến khi cả 2 loại thức ăn này không còn đảm bảo đủ nhu cầu dưỡng chất mà cơ thể bé đòi hỏi, cha mẹ sẽ cần cho con ăn thêm các nhóm thực phẩm đa dạng khác. Nếu không, bé sẽ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy hiểm hơn là chậm phát triển trí tuệ lẫn thể chất.
Ăn dặm chính là bước quan trọng để tăng cường và hoàn thiện chức năng tiêu hóa của trẻ. Bé cũng học được các phản xạ nhai, nuốt một cách thuần thục trước khi đi học mẫu giáo. Khi ăn dặm, trẻ sẽ được bổ sung những dưỡng chất mà sữa mẹ không thể cung cấp; từ đó lớn nhanh, khỏe mạnh và năng động hơn. Nhiều bà mẹ trẻ còn coi việc tập cho trẻ ăn dặm là bài học đầu tiên của con về tính tự lập.
Cho bé ă dặm đúng cách
Cho bé ăn dặm đúng cách sẽ giúp trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh và thông minh

2. Những dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

Cần hiểu rằng 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Mẹ muốn cho bé ăn dặm cần chắc chắn con có những biểu hiện sau:
  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
  • Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
  • Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ
  • Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bố mẹ đưa.

3. Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu

Bắt đầu ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi

Trẻ dưới 4 tháng tuyệt đối không được ăn dặm. Bởi lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của con vẫn được sữa mẹ đáp ứng đầy đủ. Việc ép trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến con khó chịu; gây tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ.

Chỉ cho bé ăn thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh

Không nên thử tập cho bé ăn khi bé mọc răng, bị cảm, mệt. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi); hay gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà…); tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

Không ép trẻ ăn món mà trẻ từ chối

Không phải món ăn nào

Không đột ngột cắt nguồn sữa của con

Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20 g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100 g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn bữa sữa mẹ.

4. Những câu hỏi thường gặp khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Nếu bé 10 tháng tuổi vẫn không thích ăn dặm thì phải làm sao?

Điều quan trọng là ăn dặm phải được thực hiện một cách tự nguyện, an toàn, khiến cả bé và cha mẹ hài lòng. Nếu bé 10 tháng chỉ thích sữa mẹ và từ chối tất cả những thứ khác, vấn đề “tôi thích món này, tôi không thích món kia” có thể được giải quyết rất dễ dàng trong vòng 6 giờ nhờ cảm giác đói. Nếu bạn không cho bé thứ này thì bé sẽ muốn thứ bạn yêu cầu bé ăn. Quan trọng là phải an toàn.

Có cần thêm muối và đường vào đồ ăn của bé không?

Hoàn toàn không cần thêm đường. Riêng về muối, mọi người hay nhầm rằng trẻ em tuyệt đối không được dùng muối. Trẻ em cũng cần muối, nhất là nếu trời nóng và bé ra mồ hôi. Nhưng nhu cầu muối của bé thấp hơn nhiều so với của người lớn. Như vậy có thể thêm muối vào thức ăn của trẻ nhưng với cha mẹ món này khi nếm phải cho cảm giác nhạt, chưa đủ độ mặn.

Nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng thức ăn gì?

Không có quy tắc tuyệt đối. Các bác sĩ chưa thống nhất hoàn toàn về vấn đề này nhưng tất cả đều nhất trí là không nên bắt đầu bằng thịt. Phần lớn bác sĩ hiện nay cho rằng nên bắt đầu hoặc bằng các món rau hoặc bằng cháo sữa ngũ cốc. Có những người ủng hộ cách thứ ba là dùng pho mát làm từ sữa không béo.

Có nên cho trẻ ăn dặm bằng đồ ăn đóng hộp không?

Xã hội văn minh phấn đấu để người mẹ không phải bỏ hết thời gian chuẩn bị thức ăn, để người mẹ có thời gian chăm sóc bản thân và các thành viên khác của gia đình. Nếu xét về lợi ích cho cả gia đình thì bạn hoàn toàn có thể nuôi bé bằng thức ăn sẵn chất lượng cao, kết hợp với đồ ăn tự nấu. Cả hai phương án đều được. Nếu bố kiếm đủ tiền để mua đồ ăn sẵn thì mẹ sẽ dành thời gian nhiều hơn cho bố.
Bác sĩ Trần Thu Thủy (biên dịch)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *