Cho trẻ ăn thịt cóc: lợi 1 hại 10

Người ta thường truyền tai nhau về công dụng “tuyệt vời” của cóc như thịt cóc bồi bổ cơ thể. Đồng thời giúp trẻ nhỏ bổ sung dinh dưỡng, chống còi xương và phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Vì thế nhiều ba mẹ đã cho trẻ ăn thịt cóc với mục đích bồi bổ dinh dưỡng với những món ăn như cháo cóc, ruốc cóc,…Tuy nhiên, cho trẻ ăn thịt cóc có thực sự tốt không? Hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Xem thêm: Bồi bổ cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng bằng thịt cóc đúng hay sai

Cho trẻ ăn thịt cóc có thực sự tốt không?

Bất cứ mẹ nào cũng lo lắng và đau đầu khi con mình biếng ăn, còi cọc, nhẹ cân. Do đó, có cách nào hay để trị bệnh còi xương cho con thì đều không bỏ qua. Một ví dụ cho trường hợp này là con chị Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng như vậy. Nghe mẹ chồng mách phương thuốc dân gian rằng thịt cóc rất tốt và hiệu quả trong việc trị chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng. Chị đã bỏ ra 2 triệu đồng để mua 1 cân ruốc cóc cho con ăn với mong muốn con ăn ngon, tăng cân và phát triển tốt hơn. Thế nhưng, sau một tuần ăn ruốc cóc, con chị gặp tình trạng tiêu chảy. Trong khi đó, bệnh còi xương vẫn chưa không có gì thay đổi. Vì thế, chị quyết định ngừng cho con ăn thịt cóc.

 

Bỏ 2 triệu ăn thịt cóc và hậu quả bất ngờ - 1
Thịt cóc không hoàn toàn trị được chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ.

Thực tế, trong 100g thịt cóc chứa 55,4g đạm và 65mg kẽm cùng một số chất khác nên nó cũng hỗ trợ một phần đối với sự phát triển của trẻ như chống suy dinh dưỡng, còi xương”. (Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh – Viện công nghệ sinh học và thực phẩm – ĐHBK Hà Nội).

 

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh hơn: “ Tác dụng của thịt cóc không nên thần thánh hóa quá. Thực tế nó cũng chỉ là một loại thực phẩm giúp hỗ trợ phần nhỏ. Nếu muốn con phát triển toàn diện thì ba mẹ phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn cho trẻ chứ không phải chỉ ăn thịt cóc là có thể làm được”.

Nhập viện vì cho trẻ ăn cháo cóc

Ngày 07/11 vừa qua, 3 mẹ con nhà chị B.T.T.H (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tử vong do nhiễm độc tố khi ăn cháo cóc. Trường hợp này đã lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những bà mẹ đang có ý định cho trẻ ăn thịt cóc.

 

Nguyên nhân là do chị H. mua thịt cóc được bán rong trên phố để nấu cháo. Sau khi ăn vài tiếng, cả 3 mẹ con bắt đầu có triệu chứng khó chịu trong người, sau đó nôn và khó thở. Cả 3 mẹ con được đưa vào bệnh viện Bà Rịa ngay để chữa trị. Thế nhưng lúc này đã quá muộn, các độc tố trong cóc đã ngấm quá lâu vào người và gây tử vong.

 

Trong trường hợp này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh giải thích: Trong cóc có thành phần cực độc – đó là độc tố Bufotoxine. Độc tố này có trong trứng, mỡ, gan, da, hạch thần kinh, mắt, và mủ cóc.  Độc tố này rất bền với nhiệt và có khả năng gây tử vong khi ăn trong thời gian ngắn.

 

Thịt cóc không độc nhưng trong quá trình chế biến, nếu không biết cách làm hoặc không cẩn thận khiến độc tố từ các bộ phận kể trên dính vào thịt cóc gây ngộ độc. Thậm chí nặng sẽ dẫn tới tử vong ở người.

 

Bỏ 2 triệu ăn thịt cóc và hậu quả bất ngờ - 2
Quá trình chế biến có thể khiến độc tố dính vào thịt cóc gây ngộ độc.

Nguyên trưởng khoa Nhi của bệnh viện Bạch Mai Hà Nội – PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết bệnh viện đã từng tiếp nhận vài trường hợp cấp cứu trẻ bị ngộ độc do ăn thịt cóc.

 

Bác sĩ Dũng chia sẻ: ngộ độc thịt cóc ở trẻ nhỏ thường rất dễ nhận thấy các biểu hiện. Ví dụ như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau đầu, sốc, hưng phấn và gây ảo giác. Bên cạnh đó, gan thận bị tổn thương và nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Sơ cứu người bị ngộ độc thịt cóc

  • Làm cho người ngộ độc buồn nôn để loại bỏ độc tố.
  • Sử dụng dung dịch thuốc tím 1/5.000 và Tanin 2% để rửa dạ dày.
  • Hòa nước cam thảo cho người bị ngộ độc uống hoặc nước luộc đỗ xanh và lòng trắng trứng.
  • Có thể sử dụng than hoạt tính để chúng hấp thụ các độc tố còn lại trong cơ thể.
  • Sau khi sơ chế xong phải đưa ngay người bệnh tới bệnh viện để chữa trị kịp thời, đúng chuẩn và loại bỏ các triệu chứng đi kèm.

GS. Thịnh lưu ý thêm, để tránh trường hợp ngộ độc thịt cóc, không nên ăn thịt cóc, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu muốn ăn chỉ ăn đùi cóc và chế biến tuyệt đối không để phần nhựa cóc, nội tạng, da cóc dính vào thịt cóc. Đồng thời không sử dụng các sản phẩm làm từ cóc không rõ nguồn gốc.

 

Xem thêm: 5 món ăn “tiên dược” đặc trị còi xương cho trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *