Chuẩn thực đơn cho bé 7 tháng tuổi mẹ nào cũng phải biết

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Bé 7 tháng đã qua một thời gian làm quen với việc ăn dặm và dần thích nghi với một số loại thực phẩm. Thời điểm này, mẹ đã nắm bắt được khẩu vị của bé và luyện tập cho bé vào “guồng quay” mới. Vậy cho bé 7 tháng ăn dặm cần lưu ý gì? Làm sao lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi bắt kịp đà tăng trưởng? Mẹ thử tham khảo các món và thực đơn mà chuyên gia Bibo Care gợi ý sau nhé!

Chuẩn thực đơn cho bé 7 tháng tuổi mẹ nào cũng phải biết

1. Nguyên tắc cho bé 7 tháng ăn dặm

  • Bé 7 tháng tuổi, ngoài 2 bữa ăn dặm thì vẫn cần duy trì 3-4 bữa sữa mỗi ngày tương đương 500ml – 700ml sữa. Thế nên, mẹ vẫn nên duy trì nguồn sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho con; đồng thời bổ sung thêm sữa bột xen kẽ để bé không bị đói.
  • Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi vẫn gồm 4 nhóm thực phẩm chính. Mẹ nên chế biến thực đơn phong phú để kích thích vị giác của con. Bên cạnh các loại bột ăn dặm, cháo xay nhuyễn; con cần ăn thêm sữa chua, nước ép trái cây.
  • Thức ăn bên cạnh thịt, trứng, thì con có thể ăn được đa dạng hơn như các loại cá, tôm, cua. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi nên chia thành bột bữa bột ngọt hoặc bột trái cây ra củ, một bữa bột mặn.
  • Thời gian cho bé ăn dặm không quá 30 phút. Không nên kéo dài bữa ăn sẽ gây chán ăn và tạo thói quen không tốt cho bé sau này.
  • Nếu con đã ngồi vững, mẹ tìm mua một chiếc ghế ăn dặm bằng gỗ hay nhựa có tựa lưng vững chắc cho bé ngồi. Ghế ăn sẽ giúp bé ngồi vững và tự mình khám phá mỗi bữa ăn.

2. Gợi ý 4 món bột cực dễ ăn cho bé 7 tháng ăn dặm

2.1. Bột tôm khoai mỡ

Nguyên liệu:
– Bột gạo tẻ: 25gr
– Tôm 4-5 con vừa
– Khoai mỡ: 25gr
– Dầu ăn: 1 muỗng
Cách chế biến:
– Tôm rửa sạch bằm nhuyễn. Khoai mỡ hấp chín rây mịn.
– Cho bột vào nước khuấy đều rồi bắc lên bếp đun. Cho tôm vào khuấy nhẹ tay, tiếp đến là khoai mỡ.

2.2. Bột thập cẩm cá lóc, khoai tây, bí đỏ và cải xanh

Chuẩn thực đơn cho bé 7 tháng tuổi mẹ nào cũng phải biết
Nguyên liệu:
– Bột gạo 20gr
– Bí đỏ gọt vỏ cắt miếng nhỏ 10gr
– Khoai tây gọt vỏ cắt miếng nhỏ 10gr
– Cá lóc 20gr
– Cải xanh bằm nhuyễn 10gr
– Dầu ăn: 1 muỗng
– Nước 200 ml
Cách chế biến:
– Cá lóc làm sạch, luộc chín, giã nhuyễn sau đó nên dùng tay bóp lại thật kỹ để tránh cho bé bị mắc xương nhỏ.
– Bí đỏ, khoai tây, cải xanh luộc chín xay nhuyễn.
– Cho bột vào 200ml nước khuấy đều bắc lên bếp đun liu riu, cho cá lóc và hỗn hợp khoai tây, bí đỏ, cải xanh vào khuấy nhẹ tay đun thêm khoảng 1 phút bắc ra cho 1 muỗng dầu ăn vào.

2.3. Cháo sườn rau củ

Cháo sườn rau củ
Nguyên liệu:
– Gạo tẻ: 25gr
– Sườn non 5 miếng(Cắt ngắn khoảng 2-3cm)
– Hạt bắp, cà rốt, đậu Hà Lan
– Dầu ăn: 1 muỗng
Cách chế biến:
– Sườn non rửa muối sạch cho vào hầm chung với gạo ninh nhừ. Sau khi cháo chín, sườn nhừ thì gắp sườn ra gỡ lấy thịt nạc đem xay thật nhuyễn. Cháo cũng cho vào máy xay sinh tố xay.
– Rau củ hấp hoặc luộc chín rồi xay nhuyễn.
– Cho phần thịt sườn mới xay vào cháo đun nhỏ lửa, thêm rau củ xay vào đun sôi chừng 2 phút tắt bếp bắc ra cho thêm muỗng dầu ăn vào.

2.4. Bột đậu hũ, thịt nạc heo, rau dền

Nguyên liệu:
– Bột gạo 25gr
– Đậu hũ non 20gr
– Thịt nạc heo 15gr
– Rau dền 15gr
– Dầu ăn cho bé
– Nước 200ml
Cách chế biến:
– Thịt nạc heo xay thật kĩ để ra chén nhỏ. Đậu hũ non tán nhuyễn. Rau dền hoặc bằm thật nhừ. Bột đậu hũ, thịt nạc heo rau dền mẹ nên bổ sung ngay trong thực đơn cho bé 7 tháng tuổi
– Cho bột vào nước khuấy đều bắc lên bếp đun nhỏ lửa. Cho đậu hũ và thịt nạc heo xay vào khuấy đều tay. Tiếp đến cho rau dền vào đun thêm 1 chút rồi bắc ra thêm dầu ăn.
Mẹ lưu ý, dù đã bắt đầu tăng dần số bữa ăn dặm cũng như số lượng thực phẩm, nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé cưng.
Theo MarryBaby

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *