Có nên cho bé sơ sinh uống nước?

Theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không cần uống nước thêm. Bởi vì sữa mẹ hoặc sữa công thức đã cung cấp đủ nước và dưỡng chất cho bé. Nước thêm có thể làm giảm lượng sữa mẹ bé tiêu thụ, gây ra sự chán ăn và dẫn đến thiếu dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu bé đang bú mẹ và phát hiện rằng bé cần nước bổ sung, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trẻ em hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bé.

Một số tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Trẻ sơ sinh uống nước có thể bị nhiễm khuẩn

Theo một báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, cho trẻ sơ sinh uống nước là điều không nên làm. Bởi việc này có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng. Hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Nếu uống phải nước có chứa mầm bệnh, bé sẽ nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng rất cao. Theo thống kê, trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm độc nước

Cho bé uống nhiều nước sẽ làm loãng các chất điện giải trong máu. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Cụ thể có thể bé bị động kinh, co giật hay hạ thấp thân nhiệt.

Trẻ sơ sinh uống nước sẽ giảm khả năng hấp thụ sữa

Đối với các bé dưới sáu tháng, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần, bao gồm cả nước. Chính vì vậy, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

 

Ngoài ra, thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy bụng, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Lâu dần, bé sẽ không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.

 

Nên cho trẻ sơ sinh uống nước khi nào?

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là không được cho trẻ uống nước khi dưới 12 tháng tuổi. Theo khuyến cáo của WTO, có một số trường hợp bố mẹ vẫn cần bổ sung nước cho con:

  •  Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (thường là từ tháng thứ 6 trở đi), bên cạnh việc bú sữa mẹ, bạn cũng nên để con uống một chút nước. Ngoài nước lọc, bé có thể uống nước hoa quả ép với liều lượng nhất định, không nên quá nhiều.
  •  Khi bé bị sốt, lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhanh chóng. Cần bổ sung nước và cho con bú nhiều hơn. Đây cũng là cách giúp nhiệt độ cơ thể bé giảm đi đôi chút.
  • Thời tiết quá nóng bức, bé vui chơi, vận động nhiều nên lượng mồ hôi mất đi nhiều. Đồng nghĩa với lượng nước trong cơ thể bị hao hụt nhanh chóng. Lúc này, việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết. Mẹ cũng nên để con ngồi chơi ở nơi thoáng mát để tránh mất nước quá nhiều.
  • Bé bị tiêu chảy, lượng nước bị mất đi khá nhiều. Ngoài việc cho con bú nhiều hơn bình thường. Mẹ cũng nên cho con uống thêm chút nước để bổ sung lượng nước bị mất.
  • Bé bị nôn cũng là nguyên nhân mất nước. Nếu bé còn bú sữa mẹ thì cho bé bú sữa sau mỗi lần nôn để tránh bị đói và thiếu nước. Đối với các bé đang ăn dặm thì có thể uống thêm nước lọc.

Một số lưu ý khi cho trẻ uống nước

  • Cho bé uống nước bằng thìa hoặc dùng bình hoặc cốc nước có vòi để bé tập hút.
  • Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn, tránh làm trẻ thấy no, lười ăn, gây loãng dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đế dạ dày và đường ruột.
  • Tập thói quen cho trẻ uống nước hàng ngày sau khi ăn, chơi và sau mỗi lần ra ngoài về để cơ thể trẻ luôn đủ nước, hỗ trợ quá trình đào thải chất.
  • Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì khiến bé dễ “tè dầm”, thức dậy giữa chừng và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài ra, Cẩm nang Mẹ & Bé còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm và kiến thức về nuôi con bổ ích mà mẹ có thể tham khảo thêm nhé!

Phòng Đào tạo và Tư vấn – Bibo Care

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục