COLIC – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Khóc là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp với ba mẹ. Tiếng khóc của con là dấu hiệu cho thấy bé đang đói, bé mệt, bé lạnh, bé muốn đi vệ sinh… Khi vấn đề bé gặp phải được giải quyết, bé yêu sẽ ngừng khóc. Nhưng nếu bé vẫn tiếp tục khóc rất lâu dù ba mẹ đã cho bé ăn, thay tã… và thỉnh thoảng ba mẹ thấy bé giơ cao chân và ợ hơi thì có thể bé đã mắc hội chứng Colic rồi đấy. Ba me hãy cùng bác sĩ Bibo Mart tìm hiểu ngay nhé!

 

1. Hội chứng Colic là gì?Hội chứng Colic không phải là bệnh lý

Hội chứng Colic không phải là một bệnh lý. Đó là những cơn khóc dữ dội, kéo dài và thường xuyên ở bé sơ sinh khỏe mạnh. Hội chứng này được xác định thông qua các tiêu chí:

  • Trẻ khóc hoặc quấy khóc liên tục trên 3 giờ/ ngày.
  • Trẻ khóc ít nhất 3 ngày/ tuần.
  • Trẻ khóc hơn 3 tuần/ tháng.

 

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Colic

Nguyên nhân của hội chứng Colic đến nay vẫn chưa rõ. Nó có thể là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp lại như:

  • Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ.
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ống tiêu hóa của bé.
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn (sữa hoặc thức ăn mà mẹ ăn ở những trẻ bú mẹ).
  • Cho bé bú quá nhiều, quá ít hoặc không vỗ ợ hơi cho bé sau bú.
  • Một dạng biểu hiện sớm của bệnh đau nửa đầu ở trẻ em.
  • Hút thuốc lá trong hoặc sau thai kỳ có thể gây cho trẻ hội chứng Colic.

 

3. Biểu hiện của hội chứng Colic

Các đặc điểm của hội chứng Colic:

  • Cơn khóc xảy ra cùng 1 thời điểm mỗi ngày (thường vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối).
  • Trẻ khóc không có lí do (không phải để báo hiệu đói bụng, thay hoặc buồn ngủ).
  • Bé có thể nâng cao 2 chân, nắm chặt bàn tay và cử động tay chân nhiều.
  • Nhu động ruột tăng, bé có thể xì hơi hoặc nôn trớ.
  • Việc ngủ và bú bị gián đoạn. Bé tìm núm vú, vừa bắt đầu bú thì liền nhả ra, hoặc bé vừa chợp mắt 1 chút liền tỉnh dậy khóc.
  • Thay đổi màu da mặt. Mặt bé đỏ bừng hoặc da nhợt nhạt ở xung quanh miệng.

 

4. Cách điều trị hội chứng Colic

Đối với trẻ, hội chứng Colic tự hết sau 3 tháng. Để giúp trẻ thoải mái hơn, cần phối hợp các biện pháp với nhau, bao gồm:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách và sử dụng núm vú giả nếu cần thiết.
  • Tắm nước ấm cho trẻ.
  • Ôm ấp trẻ trong lòng mẹ.
  • Hát ru, bật nhạc với giai điệu êm đềm.
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc làm giảm sinh hơi trong đường ruột, thuốc giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn tốt có lợi trong đường tiêu hóa… Nhưng lưu ý cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

 

Chúc các bé luôn khỏe mạnh và an toàn.

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé Bibo Care

Phòng đào tạo và tư vấn – Bibo Care