Bà bầu ăn chôm chôm: Mẹ khoẻ, con khôn, không lo thiếu sắt

Trong số các loại trái cây được ưa chuộng trong mùa hè, chắc hẳn không thể quên quả chôm chôm. Với vị ngọt tự nhiên và tươi mát, chôm chôm chiếm được đại đa số cảm tình của mọi người. Thế nhưng bà bầu ăn chôm chôm có được không? Ăn loại quả này trong thai kỳ liệu có an toàn cho thai nhi? Câu trả lời là gì hãy cùng BiBo tìm hiểu thêm nhé !

Theo các chuyên gia, chôm chôm chứa rất nhiều vitamin C, phốt pho, mangan. Ngoài ra còn có nhiều các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt… Các mẹ sẽ rất bất ngờ vì các lợi ích mà chôm chôm mang lại.

Lợi ích của chôm chôm với mẹ bầu:

1. Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Chôm chôm là loại quả chứa nhiều nước và chất xơ. Do đó bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn trong thành ruột. Từ đó các hiện tượng táo bón thai kỳ khó chịu cũng sẽ giảm dần.

Một quả chôm chôm cung cấp 4,3% lượng photpho mà cơ thể cần. Với số lượng photpho này sẽ giúp mẹ xua tan nỗi lo gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa thông thường.

2. Giảm các triệu chứng ốm nghén thai kỳ

Các triệu chứng ốm nghén thai kỳ: chóng mặt, buồn nôn trong 3 tháng đầu tiên là nỗi lo sợ của nhiều bà bầu. Tình trạng này vừa khiến các mẹ bầu mệt mỏi vừa làm sụt cân do bà bầu không có đủ chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì chôm chôm có thể giúp mẹ giải quyết tương đối hiệu quả vấn đề này. Hương vị thơm mát, ngon ngọt của chôm chôm sẽ giúp mẹ bầu đánh tan cơn ốm nghén khó chịu. Từ đó kích thích vị giác, giúp mẹ không cảm thấy ngán và ăn ngon miệng hơn.

Có nên cho bà bầu ăn chôm chôm ?
Chôm chôm có tác dụng giảm ốm nghén khi mang thai

3. Thoát khỏi nỗi lo thiếu máu thiếu sắt

Với nguồn sắt và vitamin C dồi dào, chôm chôm là lựa chọn hàng đầu cho mẹ trong việc bổ sung máu cho cơ thể. Hàm lượng sắt có trong chôm chôm không chỉ giữ mức độ hemoglobin trong máu mà còn giúp mẹ chống lại sự mệt mỏi. Vitamin C sẽ giúp quá trình hấp thu sắt vào cơ thể diễn ra “mượt mà” hơn. Quá trình sản xuất các tế bào máu cũng được cải thiện. Các nguy cơ thiếu máu thiếu sắt khi mang thai cũng được hạn chế.

Bên cạnh đó, nếu mẹ vẫn lo lắng về việc thiếu sắt trong thai kỳ thì hãy bổ sung sắt cho cơ thể. Các mẹ có thể kết hợp các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa sắt Ferrochel để tăng khả năng hấp thụ. Vừa có tác dụng giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt vừa giúp phục hồi sức khoẻ.

>> Xem thêm: Viên sắt cho bà bầu

4. Tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra chôm chôm có chứa chất axit gallic. Đây là chất có tác dụng “kì diệu” trong việc loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ cơ thể mẹ khỏi các vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác.

Không những vậy, bà bầu ăn chôm chôm còn có tác dụng ngăn ngừa các loại bệnh dễ mắc phải khi mang thai như nhức đầu, ho, cảm cúm, cảm lạnh,..

Với những lợi ích kể trên, chắc hẳn các mẹ sẽ an tâm hơn và không cần phải kiềm chế cơn thèm của mình nữa rồi 

Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn chôm chôm

Chỉ nên ăn một lượng vừa phải

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu cũng nên ăn một lượng chôm chôm vừa phải. Mục đích là để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng. Chôm chôm là loại quả có tính nóng. Vậy nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến bà bầu và em bé.

Không nên ăn chôm chôm quá chín

Trong chôm chôm quá chín chứa nhiều cồn do đường chuyển hóa thành. Điều này hoàn toàn hông an toàn cho mẹ và thai nhi. Thêm nữa, lượng đường có trong chôm chôm quá chín khá cao. Vậy nên nếu làm dụng ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng xấu, đặc biệt đối với các mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Lựa chọn chôm chôm có nguồn gốc đảm bảo

Chôm chôm sẽ là loại quả mang đến nhiều lợi ích cho mẹ khi mẹ biết chọn lựa loại chôm chôm đảm bảo an toàn mẹ nhé

Cách chọn chôm chôm ngon

Chôm chôm luôn là loại quả được các chị em “mê mẩn” mỗi khi mùa hè đến bởi ăn rất ngọt và mát. Nhưng làm sao để chọn được chôm chôm ngon?
Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường… Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả.
Mùa chôm chôm chín kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. Đây là thời điểm “vàng” để mẹ có thể mua được chôm chôm chất lượng. Tuy nhiên quả đầu mùa thường không ngon, còn sang tháng 7 âm lịch là chôm chôm trái vụ nên rất dễ bị sâu phần cuống.
Quả chôm chôm nhãn lúc vừa chín có màu vàng, khi chín có màu vàng đỏ, gai ngắn. Trên vỏ quả có một rãnh dọc kéo dài từ đỉnh đến đáy, nom như hai nửa vỏ ráp lại. Loại quả này cùi dày và tróc khỏi hạt, ăn ngon, giòn, vị ngọt dịu, thơm.
Khi mua chôm chôm Thái (râu dài) hoặc chôm chôm nhãn, không nên chọn trái chín đỏ vì thịt sẽ dai, ít tróc. Nên lựa những trái vừa chín, còn ửng vàng, hơi xanh thì cơm trái sẽ rất giòn và dễ tróc.
Đây là những lợi ích của bà bầu khi ăn chôm chôm cũng như cách để lựa được những trái chôm chôm chất lượng mà BiBo Mart tổng hợp. Hy vọng các mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có ăn được chôm chôm”. Chúc các mẹ có một hành trình mang thai an toàn và khoẻ mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *