Đây chính là bí quyết cho trẻ ăn dặm mẹ nào cũng muốn biết

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Bước sang thời gian ăn dặm, mẹ sẽ vất vả hơn khi vừa phải cho con bú sữa, vừa phải lên kế hoạch ặn dặm cho trẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về quá trình bé tập ăn dặm như thế nào là vô cùng cần thiết. Những bí quyết mà chuyên gia Bibo Care tổng hợp dưới đây sẽ giúp mẹ tạo cho con một chế độ ăn chuẩn mực; mang lại nhiều lời ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ.

Bé tập ăn dặm như thế nào
Tìm hiểu về các bước tập cho bé ăn dặm

1. Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn những thực phẩm đặc trước 4 tháng tuổi (17 tuần) ngay cả khi con đã rất háu ăn. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện; chưa thể tiêu hóa các loại thực phẩm nào khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Cũng không nên cho con ăn dặm quá muộn (hơn 1 tuổi) vì có thể khiến bé không hình thành được các phản xạ nhai, nuốt.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, giai đoạn vàng để các bé ăn dặm là từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7; trong đó tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất. Bé đã sẵn sàng cho việc làm quen với thức ăn đặc, đa dạng về cả thể chất lẫn tinh thần.

2. Bé tập ăn dặm như thế nào?

2.1. Bắt đầu ăn dặm

Tập cho trẻ ăn dặm bằng những thực phẩm nghiền nhuyễn và loãng, không chứa cặn. Mẹ nên nghiền thức ăn nhỏ, mịn bằng máy xay; sau đó pha loãng thức ăn với sữa mẹ hoặc các loại sữa nước khác. Đầu tiên, hãy dỗ dành trẻ ăn với những muỗng thức ăn nhỏ để trẻ tập quen dần. Hãy nhớ là trước đó, trẻ chưa bao giờ được cảm nhận những thức ăn kiểu này. Ở giai đoạn này, chỉ cần 1 đến 2 muỗng cà phê thức ăn nghiền nhuyễn là đủ; tương đương 100-200ml bột loãng.
Đây cũng là thời gian trẻ bắt đầu nhận biết được những loại thực phẩm tốt để ăn; chấp nhận những hương vị và nguyên liệu mới. Những sở thích sơ khai này có thể theo trẻ trong suốt cuộc đời. Bố mẹ không nên ép buộc con ăn; mà hãy để bé được tự do thử tất cả các loại hương vị nhằm tìm ra loại thức ăn yêu thích.
Lời khuyên chung là ở giai đoạn đầu, chỉ nên nghiền nhuyễn từng loại thực phẩm và pha loãng với sữa; thay vì nghiền nhuyễn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trong những lần đầu tiên, trẻ có thể từ chối ăn. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn thử lại nhiều lần và trong nhiều ngày sau đó.

2.2. Khi trẻ đã quen ăn dặm

Khi trẻ đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể giảm độ loãng của thức ăn từ từ bằng cách giảm lượng sữa pha vào bột ăn dặm và giảm thời gian xay nghiền. Đồng thời, hãy từ từ cho bé chuyển từ bột có vị ngọt sang bột mặn để bé quen với các loại thực phẩm khác.
Mẹ đừng nên bắt trẻ ăn nhiều hơn lượng trẻ muốn; thay vào đó, hãy để trẻ ăn lượng thức ăn phù hợp với nhịp độ phát triển của trẻ. Khi trẻ đã quen với thức ăn đặc, bắt đầu cho trẻ ăn 2 bữa một ngày; sau đó 3 bữa một ngày. Mỗi bữa ăn nên đảm bảo từ 200-250 ml thức ăn cho bé.

2.3. Khi trẻ mới biết đi

Trẻ đang tập bò, tập đi sẽ cần một nguồn năng lượng lớn hơn để duy trì hoạt động. Do đó, lượng thức ăn mà bé cần nạp vào cơ thể sẽ lớn hơn, khoảng 250-300ml/bữa. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn bột đặc sệt; có bổ sung thêm rau củ, thịt cá đã hầm nhừ.
Tránh cho trẻ dưới 5 tuổi ăn những hạt, quả nguyên. Hãy cắt nhỏ các loại rau củ, hoa quả, thức ăn thành những miếng nhỏ để tránh cho trẻ bị mắc nghẹn nếu mẹ tập cho con ăn theo kiểu BLW.

3. Trẻ ăn dặm nên uống bao nhiêu nước?

Sữa và nước là tốt nhất vì chúng không gây hại cho răng. Hạn chế các loại nước ép, trái cây có đường và nước có ga vì những thức uống này gây đầy bụng, khiến trẻ ăn ít hơn trong bữa.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn đầu tiên khi trẻ tập ăn dặm, lượng nước cung cấp cho cơ thể được lấy từ sữa mẹ và thức ăn dặm. Do đó, chưa cần cho bé uống nước thêm.
Đối với trẻ 7- 12 tháng tuổi
Khi thức ăn dặm ngày càng đặc hơn, hãy cho bé uống thêm 4-5 thìa nước trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp bột dễ trôi hơn để bé không bị nghẹn.
Đối với trẻ đang tập đi
Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống 6-8 ngụm nước.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *