Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có nguy hiểm không? Làm gì khi bé ăn nhiều đồ ngọt

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, sữa,… là món ăn vặt ưa thích của nhiều em bé. Tuy hấp dẫn nhưng những món ăn này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có nguy hiểm không? Làm gì khi bé ăn nhiều đồ ngọt? Tìm hiểu ngay trong bài viết tổng hợp dưới đây của chuyên gia Bibo Care mẹ nhé!

1. Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có nguy hiểm không?

  • Đường được cho thêm vào các thức uống, kể cả vào sữa tươi, sẽ cung cấp năng lượng dư thừa rất cao; song lại không cung cấp được bất kì vi dưỡng chất cho cơ thể trẻ.
  • Bên cạnh đó, việc cung cấp năng lượng thêm từ đường có thể làm cho trẻ cảm thấy ngang bụng; giảm thèm ăn và không còn hứng thú với bữa ăn chính.
  • Trẻ khi tiêu thụ nhiều đường sẽ có thể có xu hướng thích ăn những thức ăn khác có nhiều đường và nhiều carbohydrate khác như bánh ngọt, kem, kẹo… Điều này càng làm cho chế độ ăn của trẻ trở nên không cân bằng.
  • Việc tiêu thụ đường tự do có dẫn đến nguy cơ dư cân, béo phì và sâu răng ở cả người lớn lẫn trẻ em. Chưa kể, ăn nhiều đồ ngọt còn có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.
  • Một điều cần lưu ý khác, đường trong nước ngọt có thể gây tiêu chảy hoặc tiêu lỏng ở trẻ nhỏ. Các rối loạn tiêu hóa này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ; khiến trẻ bị mất năng lượng và các dưỡng chất cần thiết.
  • Một số nghiên cứu quan sát còn cho thấy, việc tiêu thụ lượng đường cao (75-100mg đường) có thể làm giảm hoạt động miễn dịch của cơ thể. Về lâu dài sẽ gây giảm khả năng giết vi trùng của tế bào bạch cầu của con người.

2. Làm gì khi bé ăn quá nhiều đồ ngọt?

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có nguy hiểm không?
Hạn chế để trẻ nạp thêm đường từ đồ ngọt
WHO khuyến cáo nên giảm tiêu thụ đường tự do ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu được, nên giảm tiêu thụ đường tự do dưới 10% tổng năng lượng nạp vào cơ thể một ngày. Mức tiêu thụ đường lý tưởng nhất là khoảng dưới 25gram/ngày.
Các trung tâm y tế lớn khuyến cáo ủng hộ việc cho trẻ ăn trái cây hoặc các loại hạt thô; giúp tránh được việc cung cấp năng lượng không cần thiết. Ngoài ra, ăn trái cây và hạt thô còn giúp trẻ tiêu thụ được các chất xơ, giúp trẻ tập nhai; tập làm quen với hình dạng, độ mềm cứng của thức ăn; đồng thời giúp trẻ không ăn quá nhiều, tránh tình trạng thừa cân ở trẻ.
Theo BS Huyên Thảo / Trí Thức Trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *