Đầy hơi nôn trớ ở trẻ và những điều mẹ nên biết

Đau bụng và đầy hơi là một triệu chứng thường gặp ở trẻ giai đoạn 6 tháng đầu đời nhưng lại khiến cho nhiều bậc cha mẹ mới có con lần đầu luôn cảm thấy lo lắng. Mẹ cần phân biệt giữa đầy hơi nôn trớ sinh lý và đầy hơi nôn trớ bệnh lý để có cách xử lý kịp thời. Trong bài viết này chỉ phân tích hiện tượng bé đầy hơi nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh.

 

Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến xảy ra hiện tượng đầy hơi nôn trớ của trẻ:

  • quá nhiều dễ gây nôn trớ. Bú sai thế hoặc không đúng cách sẽ dễ nuốt nhiều khí vào dạ dày gây đầy bụng, nôn trớ.
  • Do bị dị ứng với thành phần protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • thể trẻ đã ăn thức ăn nấu chưa chín hoặc thức ăn, đồ uống gây đầy hơi
  • Hiện tượng phân rã thông thường của thức ăn không tiêu hoá hết.
  • Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Bé sơ sinh cũng gặp khó khăn trong việc tống hơi thừa khỏi bụng hơn so với bé lớn.

 

Triệu chứng thường gặp

Bé ợ hơi, chướng bụng, “xì hơi“, đau bụng, nôn trớ và quấy khóc. Đa số các bà mẹ lần đầu nuôi con khi gặp hiện tượng này đều lúng túng và lo lắng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều phương pháp tự nhiên mà mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng để làm dịu những cơn đau bụng của bé.

 

Một số phương pháp đơn giản giúp giảm đầy hơi nôn trớ cho bé

Cho bé bú đúng tư thế

Khi cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày. Còn khí thừa sẽ nằm ở trên và làm cho việc ợ hơi dễ dàng hơn. Bình sữa của bé cũng nên được kê cao hơn một chút (sao cho mực sữa vẫn chảy xuống lỗ núm ti) để bé không hút khí vào bụng trong khi bú.

 

 Đầy hơi nôn trớ ở trẻ và những điều mẹ nên biết
Khi cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày.

Vuốt lưng cho bé

Mẹ nên làm điều này thường xuyên. Trước hết, mẹ nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế thoải mái. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng và để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay mẹ nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé. Mẹ dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé, đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Có thể cho bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày và ngăn ngừa nôn trớ. Khi bé ăn xong, nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.

 

Vỗ ợ hơi cho bé

Sau khi  được khoảng 20 phút, hãy cho hơi bằng một trong các tư thế sau:

  • Bế lên đặt đầu lên vai mẹ. Sau đó, dùng tay xoa nhẹ vào lưng theo hướng dọc sống lưng về phía gáy, đẩy không khí trong bụng lên.
  • Đặt nằm sấp trên đùi hoặc ngồi lên đùi bạn (nếu bé có thể ngồi). Nhẹ nhàng giữ cằm bằng một tay dùng tay kia xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi hơi.

Thay bình sữa cho bé

Nếu mẹ đang cho bé bú bình sữa thông thường, hãy chuyển sang dùng loại bình sữa có thiết kế hệ thống van thông khí độc lập với bình sữa để có thể điều tiết luồng khí từ bên ngoài vào trong bình. Đồng thời giúp kiểm soát lượng sữa, giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt hơi.

 

Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, nên tiếp tục cho bú mẹ hoặc có thể kết hợp sữa công thức, nhưng nên chọn loại sữa dễ tiêu hóa.

 

Đừng quên ghé thăm Cầm nang Mẹ & Bé để có thêm kinh nghiệm chăm con hoặc giải đáp một số thắc mắc trong quá trình nuôi con mẹ nhé!
Phòng Đào tạo và Tư vấn – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *