Tập cho trẻ ngồi bô đơn giản từ kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa

Nên tập cho trẻ ngồi bô như thế nào? Nếu bạn lần đầu làm cha mẹ và còn phân vân về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của BiBo Mart nhé.

Thông thường, tã là vật dụng giúp giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các mẹ bỉm sữa, việc sử dụng tã trong thời gian dài cũng gây ra một số vấn đề nhất định. Có thể kể đến như trẻ bị hăm tã, trẻ hiếu động khiến tã bị lệch và nước tiểu tràn ra ngoài. Chính vì vậy, đến một giai đoạn nhất định, các mẹ bỉm sữa thường tập cho trẻ ngồi bô hoặc bồn cầu.

1. Thời gian nào mẹ nên tập cho bé ngồi bô?

 

 

Tập cho trẻ ngồi bô
Thời gian phù hợp để tập cho trẻ ngồi bô

 

Mỗi trẻ đều có cơ địa và tốc độ phát triển khác nhau. Vậy nên sẽ không có một thời điểm chắc chắn để bạn có thể cho bé ngồi bô. Một số nghiên cứu cho rằng, bé gái thường sẽ học cách sử dụng nhà vệ sinh sớm hơn so với bé trai.

Có nhiều phụ huynh cho con ngồi bô từ khi 1 tuổi vì bé đã cứng cáp. Tuy nhiên cũng có rất nhiều em bé 2-3 tuổi mới có thể sẵn sàng ngồi bô. Chính vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng hay vội vàng. Hãy lắng nghe và quan sát con bạn, cho bé tập ngồi bô khi bé thật sự sẵn sàng. Một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo khi con sẵn sàng:

  • Trẻ tỏ ra thích thú khi bạn cho bé tập đi vệ sinh
  • Trẻ có thể hiểu những hướng dẫn của bạn và làm theo dễ dàng
  • Trẻ muốn bỏ tã và nhận thức được các tín hiệu sinh lý

2. Các mẹo giúp bé tập ngồi bô

Chọn thời điểm thích hợp để tập cho trẻ ngồi bô

 

Tập cho trẻ ngồi bô
Chọn thời điểm như thế nào để tập cho bé ngồi bô ?

 

Như đã nói ở trên, mỗi đứa trẻ đều khác nhau về mọi mặt nên các bậc cha mẹ cần chọn thời điểm thích hợp khi con bạn đã đủ cứng cáp để ngồi bô. Cũng giống như việc cho con tập đi, tập nói,… việc tập cho bé ngồi bô cũng không thể vội vàng và cần thời gian để bé quen với việc ngồi bô. Vì vậy, hãy kiên nhẫn với con.

Bạn cũng nên lựa chọn thời điểm mà bạn có nhiều thời gian ở bên để hướng dẫn con. Có thể là vào cuối tuần, kỳ nghỉ lễ hoặc vào mùa hè. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho con tập ngồi bô khoảng 10-15 phút vào buổi sáng. Hoặc cũng có thể tập cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy để ý con bạn thường đi vệ sinh vào giai đoạn nào trong ngày và tập cho con thói quen ngồi bô vào thời điểm đó.

Các bước để tập cho trẻ ngồi bô

 

Bước 1 Chuẩn bị các vật dụng cần thiết bao gồm: , giấy vệ sinh chuyên dụng.

Bước 2 Giải thích cho bé hiểu mục đích của việc ngồi bô và cách ngồi bô để bé biết mình cần phải làm gì. Lưu ý rằng, cha mẹ cũng cần lắng nghe con. Nếu bé không muốn ngồi, e sợ hoặc khóc thì bạn cũng không nên bắt ép. Hãy kiên nhẫn và dạy con vào một thời điểm khác.

Bước 3 Tạo cho bé thói quen đi vệ sinh vào các khoảng thời gian trong ngày giúp để bé tự chủ hơn trong vấn đề này.

Sử dụng loại bô phù hợp

 

Tập cho trẻ ngồi bô
Chọn cho bé loại bô phù hợp

 

Việc sử dụng loại bô phù hợp với độ tuổi của bé cũng vô cùng quan trọng. Trước hết, cha mẹ cần quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Đối với bé trai, bạn cần lưu ý chọn loại bô thích hợp để giúp “cậu nhỏ” được đặt đúng hướng và nước tiểu không vấy bẩn ra ngoài.

Nếu thường xuyên đi du lịch, bạn có thể lựa chọn loại bô có thể gấp gọn mang theo. Bạn cũng cần chọn loại bô có kích thước phù hợp với lứa tuổi để bé cảm thấy thoải mái khi ngồi. Ngoài ra, nếu có thể, cha mẹ có thể cho con lựa chọn bô theo ý thích của con. Như vậy, con sẽ vô cùng thích thú và tự giác hơn trong việc đi vệ sinh hằng ngày.

Tập cho bé ngồi bô theo thói quen

 

Lời khuyên được các mẹ bỉm sữa đưa ra là hãy cho bé ngồi bô khoảng 15 phút mỗi ngày. Khi việc đi vệ sinh tạo thành nề nếp giống như đánh răng, rửa mặt,… thì bé sẽ dần chủ động hơn. Nếu có thể, hãy lên một thời gian biểu cụ thể cho việc đi vệ sinh của con, điều này giúp bé hiểu rằng việc đi vệ sinh là một hoạt động cần thiết.

Ở bên cạnh bé

 

Hãy ở bên cạnh con lúc con ngồi bô. Vì có thể trong giai đoạn đầu, bé còn non nớt và chưa quen với việc ngồi bô. Nhiều trẻ có thể sợ hoặc lo lắng với việc ngồi bô,các bậc cha mẹ cần ở bên động viên và chia sẻ với con. Hãy mỉm cười và tạo một môi trường thoải mái cho bé. Ví dụ, bạn có thể cầm theo đồ chơi, sách truyện,…để giúp trẻ hứng thú hơn.

 

Tập cho trẻ ngồi bô
Hãy ở bên trẻ khi tập cho trẻ ngồi bô

Để ý tín hiệu cần đi vệ sinh của bé

 

Dấu hiệu trẻ muốn đi vệ sinh
Dấu hiệu trẻ muốn đi vệ sinh

 

Mỗi đứa trẻ đều sẽ có một tín hiệu khi chúng muốn đi vệ sinh.Vì vậy, cha mẹ cần để ý và cho con tập ngồi bô vào thời điểm đó. Một số dấu hiệu phổ biến khi trẻ cần đi vệ sinh có thể kể đến như: Trẻ tạm dừng hoạt động đang làm, tỏ ra cáu gắt,…

Đặt bô ở vị trí thích hợp

 

Bạn có thể đặt bô ở nhà vệ sinh. Việc làm này để em bé hiểu rằng việc đi vệ sinh là một hoạt động cần thực hiện ở nơi kín đáo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bô gần phòng ngủ để bé thuận tiện hơn khi đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng.

Sử dụng từ ngữ phù hợp

 

Việc sử dụng từ ngữ phù hợp với trẻ cũng là một điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể sử dụng những từ như “đi tiểu”, “đi ị” hoặc “đi vệ sinh”,…

Những từ ngữ này không quá thô tục. Trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi đi vệ sinh. Cha mẹ cần tránh sử dụng những từ ngữ tiêu cực khiến trẻ cảm thấy khó hiểu. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và cách sử dụng ngôn ngữ của bé.

Không nên quá vội vàng

 

 

Tập cho trẻ ngồi bô đơn giản
Không nên quá vội vàng khi đang tập cho trẻ ngồi bô

 

Quá trình giúp trẻ quen với việc ngồi bô cần nhiều sự kiên nhẫn. Cha mẹ không nên quá vội vàng vì mỗi đứa trẻ đều lớn lên theo những cách khác nhau, cách chúng làm quen với việc ngồi bô cũng vậy. Không phải đứa trẻ nào cũng có thể làm quen nhanh chóng được. Nhìn chung, theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên tập cho bé ngồi bô từ 18 tháng đến 3 tuổi.

Khích lệ bé

 

Phương pháp khích lệ được cho là hiệu quả trong việc giáo dục và nuôi dạy trẻ. Khi bé biết cách ngồi bô, bạn có thể vỗ tay tán thưởng hoặc mỉm cười động viên bé. Bạn cũng có thể tặng cho bé những món quà nho nhỏ tùy theo sở thích của con. Nhờ đó, em bé sẽ cảm thấy thích thú và không còn lo lắng hay e sợ việc ngồi bô nữa.

 

Trên đây là một vài lời khuyên liên quan đến việc tập cho trẻ ngồi bô cũng như các mẹo nhỏ để giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong vấn đề này. Hi vọng với những chia sẻ trên đây của các chuyên gia BiBo Care, các ông bố bà mẹ sẽ rút ra được bài học hữu ích cho mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *