Là chuyên gia gây tê, giáo sư Saroo Sharda cho biết, cô đã nghe rất nhiều hiểu biết sai lệch về phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến nhất và sự thật theo các chuyên gia BiBo Care
Gây tê ngoài màng cứng là gì ?
Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê trên trục thần kinh trung ương, bác sĩ sẽ đưa các thuốc vào không gian xung quanh các dây thần kinh cột sống (gọi là khoang ngoài màng cứng). Sau khi đưa các thuốc vào đúng khoang ngoài màng cứng, người bệnh sẽ giảm hoặc không còn cảm giác đau
Những rủi ro khi sử dụng biện pháp này
1. Khả năng phải sinh mổ rất cao
Theo giáo sư Saroo Sharda, khi thực hiện phương pháp gây tê này sẽ không làm tăng nguy cơ phải sinh mổ. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng khả năng bạn sẽ phải sinh con bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của kẹp chân không hoặc kẹp hút để kéo em bé ra ngoài vì mẹ không ít cảm nhận được cơn đau để rặn đẻ.
2. Cơ thể sẽ hoàn toàn bị tê liệt và không thể đẩy con ra ngoài
Mặc dù biện pháp gây tê này sẽ khiến mẹ bớt đau nhưng mẹ vẫn có thể rặn đẻ. Nếu như cơn đau đẻ bình thường ở mức độ 10 thì khi được gây tê sẽ còn ở mức độ 3 – 4. Điều này có nghĩa là mẹ vẫn cảm nhận được cơn đau đẻ và rặn đẻ bình thường được.
3. Nếu có hình xăm ở lưng thì hoàn toàn không thực hiện được
Thông thường, nếu mẹ có hình xăm trên lưng thì bác sĩ vẫn sẽ cố gắng tìm ra một khu vực không có mực xăm để thực hiện. Nếu khó khăn, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ kim nhỏ để tạo ra một lỗ nhỏ trước rồi chèn mũi tiêm gây tê sau để giảm nguy cơ chọn qua lớp mực xăm.
4. Đau lưng nhiều năm sau sinh
Đau lưng trong khi mang thai, sau sinh là rất phổ biến. Tuy nhiên nếu bạn áp dụng phương pháp gây tê này thì chỉ khiến lưng đau nhẹ một vài ngày sau đó. Thuốc gây tê ngoài màng cứng không hề gây đau lưng lâu dài như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ.
5. Đau đầu khủng khiếp sau sinh
Khoảng 1/100-200 bà mẹ trải qua tình trạng đau đầu trong 1-2 ngày. Hiện tượng này xảy ra sau khi gây tê trong quá trình sinh. Đây là tỷ lệ khá nhỏ, có nguyên nhân do sự rò ri dịch tủy sống trong quá trình gây tê. Dù vậy đây là tỷ lệ khá nhỏ và không quá nguy hiểm, sẽ kết thúc sau 1-2 tuần.
6. Gây trở ngại việc cho con bú
Trong vài năm qua, khi biện pháp này trở nên phổ biến hơn, nhiều nghiên cứu cho rằng việc này có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, giáo sư Saroo Sharda cho biết những tuyên bố này không đúng sự thật: “Thuốc gây tê cho biện pháp này hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc trẻ bú mẹ. Không có bệnh nhân nào của chúng tôi phải đối mặt với các vấn đề cho con bú sau khi gây tê màng cứng. Nó không ảnh hưởng tới bộ ngực của bệnh nhân”.
>> Xem thêm:
7. Phương pháp này có thể gây hại cho bé
Đây lại là tin đồn sai sự thật. Giáo sư Saroo Sharda khẳng định gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn an toàn và không gây hại cho em bé theo bất kỳ cách nào. Bà đảm bảo: “Trước đây, sau khi gây tê ngoài màng cứng và sinh con xong, các bà mẹ luôn được theo dõi và không có mối liên quan giữa thuốc tê với tình hình sức khỏe của em bé”.
Trên đây là những giải đáp về những lầm tưởng về phương pháp gây tê màng cứng hiện nay. Hỵ vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp nhất. Chúc mẹ sớm “mẹ tròn con vuông” nhé !