Dùng thuốc như thế nào sẽ gây ra hiện tượng "kháng kháng sinh" ở trẻ em?

sự phát triển của trẻ sơ sinh

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng vạch mặt những thói quen dùng thuốc làm hại gan, thận của trẻ và hiện tượng “kháng kháng sinh”

Dùng thuốc như thế nào sẽ gây ra hiện tượng "kháng kháng sinh" ở trẻ em?

Kháng kháng sinh là hiện tượng khá phổ biến hiện nay khi mà ba mẹ sử dụng thuốc không theo đơn của bác sỹ và tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc khi trẻ ốm. Hiểu một cách đơn giản kháng kháng sinh là hiện tượng cơ thể bé đã chống lại những kháng sinh thường xuyên dùng. Và người thường xuyên cho bé uống kháng sinh khi bị bệnh lại chính là bố mẹ. Việc lạm dụng kháng sinh để chữa bệnh cho bé là không nên vì ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ thể và trí tuệ của trẻ. Dưới đây là những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) về vấn đề này.

Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh chữa những bệnh ho, sổ mũi, cảm cúm … không theo đơn của bác sỹ

Dùng thuốc như thế nào sẽ gây ra hiện tượng "kháng kháng sinh" ở trẻ em?

Khi trẻ bị ốm thông thường ba mẹ sẽ ra hiệu thuốc mua thuốc chứ không đưa con đến bệnh viện khám vì nghĩ rằng đây chỉ là bệnh thường gặp, không nhất thiết phải vào viện khám. Chúng ta chỉ đi viện khi bệnh tình đã trở lên nghiêm trọng. Hơn nữa, trước kia ông bà, bố mẹ đều mua thuốc ở những cửa hàng này và uống rất nhạy, khỏi ốm ngay. Vì vậy, ba mẹ cứ theo đó mà mua thôi. Nếu uống loại thuốc A không khỏi, người bán thuốc sẽ tư vấn dùng loại thuốc B, liều lượng cao hơn, đương nhiên chi phí cũng theo đó mà tăng lên. Sau khi luân chuyển vài loại thuốc, thậm chí là vài cửa hàng thuốc mà con vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, người cứ lả đi và gầy ốm thì ba mẹ mới lo lắng dẫn con đi viện.

Dùng thuốc như thế nào sẽ gây ra hiện tượng "kháng kháng sinh" ở trẻ em?

Lúc này, bé đã uống qua nhiều loại thuốc khiến cơ thể sinh ra đề kháng với những loại thuốc đó gây khó khăn cho việc điều trị bệnh của bác sỹ. Hiện tượng này gọi là kháng kháng sinh. Khi mà quá nhiều loại kháng sinh bị kháng thì bác sỹ cũng rất đau đầu với những trường hợp như vậy, buộc lòng phải sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn, thậm chí thay đổi phác đồ điều trị mới có thể cứu bé từ tay tử thần. Khi sử dụng thuốc với liều lượng cao đương nhiên chi phí sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều so với trường hợp khi con bị ốm ba mẹ đưa con đi viện liền. Hành động đưa con đến viện ngay từ khi bệnh tình mới chớm nhẹ sẽ giúp bác sỹ rút ngắn thời gian trị bệnh cho bé và phương pháp chữa bệnh cũng đơn giản hơn nhiều. Vì mỗi loại kháng sinh khi được điều chế ra chỉ để tiêu diệt một loại vi khuẩn. Khi cơ thể bé bị mệt mỏi, ốm yếu chứng tỏ đã có vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ. Và lúc này bé được đưa tới bệnh viện để bác sỹ có chuyên môn thăm khám, phát hiện đúng bệnh, kê đơn chuẩn. Như vậy, chỉ cần một lần kháng sinh là bé đã khỏi bệnh. Từ đó, hiện tượng kháng kháng sinh cũng hạn chế xảy ra hơn. Nếu ba mẹ cứ tự ý điều trị ở nhà đến khi bệnh tình nghiêm trọng mới đưa đến bác sỹ thì cơ thể bé đã kháng rất nhiều loại kháng sinh rồi. Loại kháng sinh 1 đã bị kháng, loại 2 cũng kháng, loại 3, loại 4 cũng đều kháng. Điều này khiến thời gian tìm ra phương pháp chữa bệnh bị kéo dài, bé sẽ càng mệt mỏi mà thôi.

Vì vậy, để hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh ở trẻ em tốt hơn hết là ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám và điều trị triệt để bệnh tình trong thời gian ngắn nhất.

Đối với người lớn cũng vậy. Hiện tượng kháng kháng sinh không chỉ xảy ra ở trẻ em, mà có thể xảy ra với tất cả mọi người nếu như lạm dụng thuốc kháng sinh nhiều như vậy. Kháng sinh là thuốc không thể uống lung tung, cần có sự tư vấn và kê đơn của “bác sỹ”. Với từng đối tượng sẽ có liều lượng kháng sinh khác nhau, trẻ em khác, phụ nữ khác, người già khác. Vì vậy, không thể tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc cho bệnh nhân nếu không muốn hại sức khỏe.

Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh liên miên

Dùng thuốc như thế nào sẽ gây ra hiện tượng "kháng kháng sinh" ở trẻ em?

Kháng sinh ngoài công dụng trị bệnh thì đều hại cơ thể. Kháng sinh hại gan, hại thận. Vì khi thuốc đi vào cơ thể sẽ qua gan và thận sẽ làm nhiệm vụ đào thải. Nếu hàng ngày đều bắt gan và thận làm việc này thì sẽ rất có hại về sau này. Ở một số người còn xảy ra hiện tượng dị ứng khi cơ thể không hợp với loại kháng sinh nào đó có trong liều uống. Nhẹ thì nổi mẩn, nặng thì phải đến viện điều trị, trường hợp dị ứng nặng gây sốc phản phệ mà không chữa kịp thời có thể gây tử vong.

Tác hại nữa của kháng sinh là khi đi vào cơ thể kháng sinh không chỉ đi vào gan, thận mà nó còn đi vào tất cả các bộ phận khác của cơ thể như não, lách, tim …dư đọng lâu kèm theo tác dụng phụ của thuốc gây tổn hại cho toàn cơ thể.

Đôi khi chúng ta tưởng rằng đã khỏi bệnh và ngưng dùng thuốc nhưng trên thực tế, bệnh tình mới chỉ khỏi lâm sàng, hết ho, hết cúm, hết sốt nhưng vi khuẩn chưa bị tiêu diệt mà vẫn ấp ủ trong cơ thể đợi ngày phát bệnh. Có thể 1-2 ngày sau bệnh tình sẽ tái phát, không thì 1-2 tuần, thậm chí 1-2 tháng mới biểu hiện ra. Vậy mới nói, việc dùng kháng sinh không hề đơn giản.

Theo bigbb.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *