Gạch tên những thực phẩm sau trong thực đơn ăn dặm của bé

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Trẻ mới tập ăn dặm, cơ thể chưa hoàn thiện như người lớn. Do đó rất nhiều nguy cơ dị ứng, ngộ độc có thể xảy ra khi mẹ cho con ăn dặm sai cách, sai thực phẩm. Trong bài viết sau, chuyên gia Bibo Care đưa ra lời khuyên về những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà nhiều bà mẹ còn chưa biết. Mời mẹ đón đọc!

Gạch tên những thực phẩm sau trong thực đơn ăn dặm của bé

1. Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn dặm

1.1. Mật ong

Đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ không nên cho bé ăn mật ong kèm với khẩu phần ăn. Bởi trong mật ong có chứa clostridium botulinum – một loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc. Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện như người lớn; do đó dễ bị nhiễm khuẩn và khó điều trị hơn.

1.2. Trái cây khô, các loại hạt

Với những bé dưới 2 tuổi, mẹ không nên cho bé ăn những loại trái cây khô, nhỏ, hạt như nho khô, ngô rang, lạc rang,… Bởi các phản xạ nhai, nuốt đồ ăn của bé vẫn còn non nớt; bé có thể bị hóc, sặc, nghẹn khi ăn. Điều này sẽ khiến dị vật xâm nhập vào phổi, ống thở của bé; gây nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Không nên để bé ăn các loại hạt, quả khô

1.3. Các loại gia vị

Khi bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, mẹ không nên cho những gia vị mạnh như muối, đường, tiêu vào đồ ăn của bé. Vì ban đầu bé chỉ uống sữa mẹ, mà sữa mẹ khá nhạt. Do đó, khi chuyển sang ăn dặm thì mẹ nên để đồ ăn nguyên vị hoặc không quá nặng mùi sẽ giúp bé dễ làm quen hơn.

Chưa kể, thận của bé còn quá yếu. Nếu ăn quá mặn sẽ gây áp lực lên khả năng lọc máu của thận; lâu ngày gây ra nhiều bệnh về bài tiết. Nếu ăn quá ngọt thì dẫn tới nguy cơ bị tiểu đường, béo phì,… khi bé lớn lên.

Cho trẻ ăn dặm cần lưu ý gì?
Không nên nêm nếm gia vị vào đồ ăn khi trẻ mới tập ăn dặm

1.4. Đồ ăn đóng hộp

Mẹ không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp để chế biến đồ ăn dặm cho bé. Vì đồ đóng hộp chứa nhiều natri và chất phụ gia; sự tươi ngon của nguyên liệu cũng không được đảm bảo. Tốt nhất mẹ nên sơ chế thịt, cá, rau củ quả tươi từ trước; sau đó đông lạnh và dùng dần khi nấu ăn cho con mỗi ngày.

1.5. Đồ ăn có vị chua, cay, đắng

Đối với những trẻ dưới một tuổi mẹ nên hạn chế cho bé ăn những loại quả như cam, quýt, dứa,… Vì trong những hoa quả này có nhiều axit không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Những loại thức ăn cay nóng cũng có thể bào mòn niêm mạc dạ dày của con. Chưa kể, chua, cay, đắng đều là những vị mạnh; khiến bé sợ/không quen và từ chối không muốn ăn nữa.

1.6. Đồ ăn chín tái, đồ sống

Hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé còn quá yêu; do đó nguy cơ bị ngộ độc, nhiễm khuẩn ở trẻ cũng cao hơn rất nhiều so với người lớn. Những món ăn chưa được chế biến kỹ; đồ ăn sống như rau sống, cà chua bi, dưa chuột,…. có thể là nguy cơ gây bệnh về giun sán với trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi khi nấu ăn dặm cho bé nhé!

2. Lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Mẹ không nên hâm đi hâm lại đồ ăn của bé bằng lò vi sóng để tránh làm sản sinh các chất có hại.
  • Trước khi cho bé ăn, mẹ cũng đừng quên thử độ nóng của đồ ăn trước để bé không bị bỏng.
  • Mẹ hạn chế cho bé ăn đồ ăn pha loãng vào ban đêm để giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng cho bé.

Trên đây là những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm. Hy vọng thông qua bài viết của Bibo Mart, mẹ sẽ không mắc những sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng tới sức khỏe của bé cũng như sự phát triển toàn diện cho bé.

Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *