Giải mã hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

Hiện tượng dây rốn quấn cổ ở thai nhi hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ. Đây là nỗi lo lắng của không ít mẹ bầu. Nhưng mẹ bầu có cần quá lo lắng khi siêu âm phát hiện con bị như vậy không ? Cùng các chuyên gia BiBo Care đi tìm hiểu ngay nhé !

 

Mẹ bầu có cần quá lo lắng khi con bị dây rốn quấn cổ ?

Có không ít phụ nữ mang thai chia sẻ nỗi lo lắng về những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình sinh nở nếu em bé bị hiện tượng dây rốn quấn cổ. Nhiều mẹ bầu còn cho rằng dây rốn sẽ thít cổ em bé và làm em bé bị ngạt thở. Nhưng không hẳn vậy, em bé trọng bụng mẹ nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua dây rốn chứ không phải bằng cách hít qua mũi và miệng.

Thêm nữa em bé cũng không hề bị đuối nước trong môi trường đầy nước ối ở tử cung của người mẹ bởi dây rốn đã làm nhiệm vụ cung cấp oxy cho bé, cho nên mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Chính vì vậy, trong vòng 2 phút ngay sau khi chào đời, bác sĩ phải tiến hành cắt dây rốn cho bé. Lúc này dây rốn – bộ phận trung chuyển chất dinh dưỡng – đã không còn tác dụng.

 

 

Hiện tượng dây rốn quấn cổ có nguy hiểm cho thai nhi
Hiện tượng dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho thai nhi

1. Dây rốn quấn cổ là 1 hiện tượng bình thường

Theo số liệu từ tổ chức NCBI trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ có đến 1/3 số trẻ sinh ra có dây rốn quấn cổ, dù sinh thường hay sinh mổ.

Trong quá trình sinh, không phải bác sĩ sản khoa nào cũng thông báo cho sản phụ biết điều này, vì đây được coi là 1 hiện tượng bình thường.

 

Hiện tượng dây rốn quấn cổ ở thai nhi
Dây rốn (tràng hoa) quấn cổ là 1 hiện tượng bình thường.

 

Dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60 cm. Dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn.

Về lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng và quấn vào cổ em bé. Điều này gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần. Tuy nhiên nó cũng có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ giảm lưu lượng máu truyền qua dây rốn.

 

 

2. Dây rốn khỏe mạnh được bảo vệ bởi một lớp phủ mềm và trơn

Một sợi dây rốn khỏe mạnh cấu tạo từ các tế bào gốc thành cuống rốn tạo nên hợp chất dẻo mềm giúp bảo vệ các mạch máu bên trong. Chất này tạo độ trơn mềm cho dây rốn, giúp bảo vệ chống lại sự đè nén do cử động của thai nhi. Nếu hợp chất mềm và trơn bao phủ dây rốn này bị trục trặc hoặc có vấn đề có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

 

 

Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi
Dây rốn khỏe mạnh được bảo vệ bởi một lớp phủ mềm và trơn

3. Khi vượt cạn, toàn bộ khối thai cùng dây rốn sẽ được đẩy ra ngoài cùng lúc

Tiến sĩ Y khoa Rachel Reed – người trực tiếp đỡ đẻ cho nhiều sản phụ, giảng viên chuyên khoa Sản trường Đại học Sunshine Coast (Australia) giải thích: Trong quá trình sinh nở, thai nhi không hề bị dây rốn giữ lại trong tử cung, lí do là khi chuyển dạ, cả 1 khối bao gồm em bé, nước ối, nhau thai và dây rốn đồng thời sẽ bị đẩy ra ngoài cùng lúc.

 

 

Hiện tượng dây rốn quấn cổ
Khi vượt cạn, toàn bộ khối thai cùng dây rốn sẽ được đẩy ra ngoài cùng lúc

 

 

Chỉ đến khi đầu em bé bắt đầu di chuyển vào cửa âm đạo và cần thêm khoảng trống để bé chui ra. Lúc này việc dây rốn quấn cổ bé mới thực sự gây khó khăn vì khả năng dây rốn bị mắc kẹt. Từ đó em bé sẽ khó lọt qua cửa mình của mẹ. Rất có thể bé sẽ bị thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ. Đây là hiện tượng bình thường đối với một em bé đang phải trải qua áp lực xung quanh đầu, mình để có thể chui ra ngoài tử cung người mẹ.

4. Một số thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về hiện tượng dây rốn quấn cổ?

4.1. Nguyên nhân nào khiến dây rốn quấn quanh cổ bé?

Nguyên chủ quan có thể do bé cử động nhiều trong bụng mẹ. Còn khách quan thì có 1 số nguyên nhân như:

  • Cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ
  • Cấu trúc dây rốn yếu
  • Quá nhiều nước ối
  • Dây rốn dài bất thường
  • Mẹ mang thai đôi hoặc đa thai

4.2. Liệu có nguy cơ nào liên quan đến dây rốn quấn cổ không?

Ngoài việc làm cho mẹ bầu lo lắng thì hầu như dây rốn không gây biến chứng gì đến mẹ và bé. Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không và theo dõi chặt chẽ cho đến tận lúc mẹ sinh. Điều quan trọng là mẹ cần theo dõi trong suốt thai kì, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

4.3. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì mẹ có thể sinh thường hay không?

Câu trả lời là mẹ vẫn có thể sinh thường. Trong trường hợp thực sự gây nguy hiểm cho thai nhi thì mới cần sử dụng phương pháp sinh mổ.

 

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi. Hy vọng với những thông tin trên mẹ sẽ không còn lo lắng nếu bé nhà mình bị tình trạng này. BiBo Mart chúc các mẹ một hành trình mang thai an toàn và khoẻ mạnh !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *