Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ trong những năm đầu đời của bé

Ngay từ khi mới sinh, bé đã có thể phản ứng với các âm thanh khác nhau. Tuy nhiên con chưa thể nói sõi, nói câu có nghĩa ngay được. Thay vào đó, bé sẽ cần một thời gian để học kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp từ người lớn. Các giai đoạn tập nói của trẻ thường diễn ra như thế nào? Mời mẹ đón đọc ngay bài viết dưới đây của Bibo Mart để được giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Giai đoạn bé dưới 6 tháng

Trong giai đoạn này, dấu hiệu cho thấy bé đang tập nói có thể kể đến như:

  • Bé thường quấy khóc nhưng sẽ cảm thấy yên ổn, trấn tĩnh, thôi không khóc khi bắt đầu nghe thấy tiếng người quen.
  • Khám phá các đồ vật bằng cách đập, ném hay đưa đồ vào miệng; vừa chơi vừa cười thích thú.
  • Bắt chước động tác của người khác như vẫy tay chào tạm biệt.
  • Dùng biểu cảm khuôn mặt của mình để giao tiếp, ví dụ mỉm cười, nhăn mặt.
  • Lắng nghe các âm thanh, giọng nói và cố gắng đáp lại, tương tác.
  • Thường phát ra được những âm thanh ê a không có nghĩa.
Giai đoạn tập nói của trẻ
Khóc cũng là một tín hiệu giao tiếp của em bé

2. Giai đoạn bé từ 6 tháng đến 12 tháng

Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển rất nhanh khi trẻ bắt đầu tập bò, tập đi; đồng thời còn được bổ sung dưỡng chất thông qua ăn dặm. Dần dần bé bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp giàu ý nghĩa hơn:

  • Sử dụng những từ đơn giản như bà,mẹ.
  • Thể hiện “có” hay “không” bằng cách gật hoặc lắc đầu.
  • Biết gọi tên một số đồ vật, con vật quen thuộc theo người lớn.
  • Dùng từ đơn giản để yêu cầu một việc gì đó, chẳng hạn nói “măm măm” để đòi ăn.
  • Bắt đầu nhớ tên các bộ phận đơn giản của cơ thể như mắt, mũi, tai…
  • Hiểu và tuân theo các chỉ dẫn đơn giản như “lại đây”, “ngồi xuống”, “vỗ tay”…

3. Bé 1-2 tuổi:

Giai đoạn từ 1-2 tuổi, bé bắt đầu hình thành nhận thức và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Đây cũng là giai đoạn trí tuệ ngôn ngữ của con được phát triển rõ rệt.

  • Nói được 50-200 từ.
  • Bắt đầu ghép 2 hay 3 từ thành câu đơn giản như “bế em”, “uống nước”, “mẹ đi làm”…
  • Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản như “đây là gì?”, “cún con đâu rồi?”…
  • Có thể tuân thủ các chỉ dẫn đơn giản gồm 2 từ khóa; ví dụ như “đặt quả táo vào hộp”, “đưa bố quyển sách”, “lấy bóng và giầy”…
  • Có thể lật trang của sách bìa cứng và chỉ vào hay đọc tên các đồ vật bé nhận biết được.

3. Bé 3 tuổi

Nhiều bé 3 tuổi đã bắt đầu được cha mẹ cho đi học mẫu giáo. Bé có thể giao tiếp đơn giản, tốc độ học và khả năng ghi nhớ từ mới cũng tăng lên. Đây cũng là thời điểm để xác định bé có bị chậm phát triển ngôn ngữ nói hay không.

  • Dùng các câu dài hơn, có tới 5 từ, chẳng hạn “bé công viên với mẹ”…
  • Liên tục học thêm các từ mới theo người lớn.
  • Hiểu và trò chuyện về màu sắc, kích thước, hình khối đơn giản cũng như vị trí. Chẳng hạn bé hiểu được sự khác biệt giữa “lớn” và “bé”, giữa “trong”, “ngoài”, “trên” và “dưới”.
  • Có thể tuân thủ các chỉ dẫn gồm 3 từ khóa như “chỉ cho mẹ mũi, mắt và bụng bé nào”, hay “đưa bố quả bóng to” khi bé tập trung chú ý.
  • Trò chuyện bằng những câu đơn giản; biết dùng những câu đơn để thể hiện mong muốn của mình.
  • Thích nhìn vào sách cùng người lớn và chỉ vào tranh nếu được yêu cầu. Bé cũng thích giải thích về các hình minh họa.

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tập nói?

Có thể thấy, các giai đoạn tập nói của trẻ thường kéo dài khá lâu trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Ngoài yếu tố khả năng lĩnh hội của bé; thì việc bé biết nói nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giao tiếp xung quanh. Do đó, việc cha mẹ cần làm là hỗ trợ để kích thích bé tự tin nói nhiều hơn. Một số tips mà cha mẹ có thể giúp con phát triển trí tuệ ngôn ngữ như:

– Bắt chước các âm thanh của bé để khuyến khích giao tiếp hai chiều; khen ngợi mỗi khi con nói ra những từ đúng. Cha mẹ cũng nên có những biểu cảm, cử chỉ thể hiện sự khích lệ khi bé nói chuyện.

– Hát hoặc đọc thơ cùng con. Cùng bé xem sách và giải thích cho con về các hình minh họa.

– Đưa con đi dạo, vào công viên hoặc những khu vui chơi, giải thích cho con về những nơi này để giúp bé nhận biết thế giới mới.

– Khuyến khích trẻ chỉ xem các chương trình TV có ích cho việc học tập. Giúp bé trở thành người xem chủ động và hiểu những điều diễn ra trên màn hình bằng cách đặt câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét về những gì bé nhìn thấy, ví dụ “gấu con làm gì vậy”, “con cũng nhảy được”…

>>> Xem thêm: 10 cách rèn luyện trí thông minh cho con giúp cha mẹ nhàn mà bé vẫn giỏi

Theo Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *