Giúp con nhanh biết nói nhờ 8 thói quen hàng ngày của ba mẹ

chứng bẹp đầu ở trẻ

Từ khi mới sinh ra, bé đã ê a tập nói. Để giúp bé biết nói nhanh hơn, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng, có chế độ sinh hoạt điều độ, tiếp xúc với âm nhạc, phim ảnh từ sớm; thì dạy con học nói cũng là điều cha mẹ cần lưu ý. Vậy làm thế nào để có thể hỗ trợ bé học nói? Mời ba mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bibo Mart nhé!

1. Những mốc phát triển ngôn ngữ bé cần đạt được

3 tháng tuổi

Trẻ lắng nghe giọng nói, quan sát biểu cảm gương mặt khi bạn nói và nhận biết những âm thanh khác xung quanh mình. Trẻ sơ sinh thường thích nghe giọng nữ giới và những âm thanh bé nghe được từ khi còn trong bụng mẹ.

6 tháng tuổi

Bé bắt đầu bập bẹ những âm thanh khác nhau và nhận biết khi có người gọi tên bé. Cha mẹ thường nhầm lẫn rằng đó là những tiếng nói đầu tiên của con được nhưng thực tế đó chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên và không thực sự có ý nghĩa.
Dạy con học nói
6 tháng tuổi, bé bắt đầu bập bẹ những âm thanh khác nhau; nhận biết khi có người gọi tên bé.

9 tháng tuổi

Sau 9 tháng, bé có thể hiểu một số từ cơ bản như “ba”, “ma”, “bà”, “ông”,… Trẻ cũng dùng nhiều âm thanh hơn, nhiều tông giọng hơn để thể hiện cảm xúc.

12 tháng

Hầu hết các bé đã có thể nói những tiếng đơn giản đầu tiên và hiểu những gì chúng nói. Con sẽ làm theo hoặc ít nhất là hiểu được những yêu cầu của mẹ.

18 tháng

Ở độ tuổi này bé có thể nói đến 10 từ, có thể chỉ vào người, vào vật mà mẹ gọi tên. Bé cũng học cách bắt chước giọng nói và ngôn ngữ của mẹ, thường là những tiếng cuối cùng trong 1 câu.

2-3 tuổi

Bé có thể tự xâu chuỗi các từ cho 1 cụm, hoặc câu ngắn từ 2-4 chữ. Đến khi 3 tuổi, vốn từ của bé tăng lên nhanh chóng; con có thể hiểu được cả những từ trừu tượng, đa nghĩa.

2. Dạy con học nói bằng cách nào?

2.1. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của bé

Thực tế, ngay sau khi sinh bé đã có thể giao tiếp với cha mẹ, nhưng không phải bằng lời nói. Chưa biết nói, bé sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện cảm xúc. Nhăn mặt, vặn mình, khóc .. là những cách đầu tiên để bé thể hiện cảm xúc của mình. Hãy mỉm cười, đáp lại con dù chỉ bằng ánh mắt để khuyến khích bé giao tiếp.
Dạy con học nói
Đoán ý con qua những ngôn ngữ cơ thể của bé

2.2. Lắng nghe con

Chú ý đến những tiếng bập bẹ học nói của con và nói chuyện với bé bằng chính ngôn ngữ đó. Hãy kiên nhẫn và cho bé đủ thời gian để “nói chuyện” với bạn. Tuy nhiên khi bé đã lớn hơn, cha mẹ không nên tiếp tục bắt chước giọng nói ngọng của con; nếu không sẽ rất khó điều chỉnh giọng khi bé lớn hơn.

2.3. Khen ngợi mỗi khi con nói

Cười, vỗ tay cho những nỗ lực học nói dù là nhỏ nhất của bé. Cha mẹ đừng nên quá quan trọng việc phải uốn nắn cách phát âm chuẩn chỉ ngay cho bé. Con sẽ có động lực và sự tự tin để học nói nhờ sự khuyến khích của cha mẹ.

2.4. Để trẻ bắt chước theo giọng nói của cha mẹ

Trẻ rất thích giọng nói của bố mẹ. Nói chuyện là cách cha mẹ giúp con học nói. Hãy dùng những từ đơn, câu ngắn nhưng chính xác để giúp con học. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không được nói bậy, nói tục trước mặt con; tránh con học theo những từ ngữ thô tục.

2.5. Đặt câu hỏi gợi mở cho bé

Trẻ đang tập nói chưa thể bày tỏ rõ ràng mong muốn của con bằng lời. Do đó, khi giúp con thực hiện mong ước của mình; cha mẹ có thể lồng ghép những câu hỏi gợi mở để bé nhận thức và phân biệt được các đồ vật, con vật, hành động,… Ví dụ bé muốn lấy một thứ gì đó trên cao; mẹ có thể dạy con học nói bằng cách chỉ vào từng đồ vật và hỏi con “Con muốn lấy chiếc cốc này à, hay chiếc bát này?”. Cứ như vậy cho tới khi mẹ lấy được thứ bé muốn; vậy là bé cũng đã học được những từ vựng về dụng cụ nhà bếp rồi.
Dạy con học nói
Hãy liên tục đặt những câu hỏi gợi mở

2.6. Kể chuyện cho con nghe

Nói về những việc bạn đang làm trong khi rửa tay, thay quần áo, cho bé ăn,… Điều này giúp trẻ kết nối giữa ngôn ngữ với những sự vật, sự việc đang diễn ra trước mắt mình. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bắt đầu đọc truyện cho bé nghe trước giờ đi ngủ; điều này sẽ dần kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bé.

2.7. Tán gẫu

Ngay cả khi bé không hiểu gì, hãy cố gắng nói chuyện với con về những sự vật, sự việc xung quanh. Lặp lại từ ngữ của con và hỏi xem nó có đúng không; sau đó mẹ có thể sửa lại phát âm cho con. Đó vừa là cách để hình thành môi trường âm thanh quen thuộc cho bé; cũng để bé hiểu được tình yêu của cha mẹ.

2.8. Để con dẫn dắt

Trong khi chơi đùa, hãy hùa theo sở thích của bé. Khuyến khích con bằng cách thường xuyên thủ thỉ, bập bẹ, nói chuyện, ca hát với bé, giữ phản ứng tích cực và cho con thấy sự quan tâm của cha mẹ. Đó là nền tảng tốt nhất để phát triển ngôn ngữ của bé ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
Theo Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *