Hăm ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng có thể gặp khi cha mẹ và người chăm sóc bé chưa đúng cách. Đó là tình trạng phát ban xảy ra ở bất kì vị trí nào trên vùng da, đặc biệt là vùng da đóng bỉm và những nếp gấp như cổ, nách, bẹn,… Hầu hết tình trạng này có thể được điều trị tại nhà và tự khỏi sau vài ngày.
1. Nguyên nhân gây hăm ở trẻ sơ sinh
+ Sử dụng bỉm chưa đúng cách:
- Mặc một bỉm trong thời gian quá dài (trên 5 giờ)
- Chọn size bỉm không phù hợp hoặc sử dụng bỉm chưa đạt chất lượng.
+ Không đảm bảo các vị trí nếp gấp (cổ, nách, bẹn,…) luôn khô thoáng.
+ Da bé quá nhạy cảm.
+ Một nguyên nhân hiếm gặp là trẻ dị ứng với chất liệu bỉm hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé.
2. Triệu chứng hăm ở trẻ sơ sinh
+ Các triệu chứng về da: vùng da ửng đỏ và nổi các mụn nhỏ li ti.
+ Nếu tình trạng này kéo dài thì các mẩn đỏ có thể sưng tấy, trầy xước.
+ Bé khó chịu: quấy khóc thường xuyên, ngủ không ngon giấc.
+ Đặc biệt là khi tắm hoặc thay bỉm, nếu các vùng da này bị tác động bé sẽ giật mình, khóc rất to.
3. Điều trị khi trẻ bị hăm
– Bước 1: Hằng ngày tắm cho bé bằng nước ấm sạch và sữa tắm an toàn, dịu nhẹ (có thể mua ở BiboMart hoặc tại các hiệu thuốc).
– Bước 2: Lau khô da bằng khăn mềm (chú ý các vị trí nếp gấp).
– Bước 3: Bôi thuốc trị hăm (nên sử dụng sản phẩm có kẽm oxit) lên các vùng da bị hăm và cả vùng da xung quanh để tránh lan ra vùng khác.
– Bước 4: Mặc bỉm cho bé. Quan sát tình trạng da của bé mỗi lần thay bỉm.
– Bước 5: Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, sạch sẽ và thấm hút mồ hôi tốt (nên làm từ chất liệu cotton).
Lưu ý: Cha mẹ nên kiểm tra bỉm của trẻ 3 giờ một lần và nên thay bỉm sau mỗi lần bé đi ngoài. Luôn đảm bảo cho da bé khô thoáng. Nếu tình trạng hăm không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh và an toàn!
Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé Bibo Care
Phòng Đào tạo và Tư vấn – Bibo Care