Hậu quả và cách phòng chống thiếu kẽm cho trẻ nhỏ

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là hệ miễn dịch trong cơ thể. Thiếu kẽm là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, do đó các ba mẹ hãy cùng chuyên gia Bibo Mart tìm hiểu về kẽm và giải pháp phòng chống thiếu kẽm dưới đây nhé!

 

1. Tại sao cơ thể thiếu kẽm?

  • Khẩu phần ăn thiếu vi chất kẽm.
  • Khẩu phần ít thức ăn nguồn động vật, thức ăn nguồn thực vật với ngũ cốc là nguồn cơ bản.
  • Khẩu phần nhiều chất ức chế hấp thu kẽm (thực phẩm có phytat thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như lúa mì nguyên hạt, các loại hạt cây và gạo nâu).
  • Ở trẻ nhỏ, nhu cầu vi chất kẽm tăng cao trong khi thức ăn không cung cấp đủ kẽm.
  • Mắc bệnh dẫn tới hấp thu kém.

 

2. Hậu quả việc thiếu kẽm với trẻ em và phụ nữ mang thai Kẽm có tác dụng gì cho bé? Những điều mẹ nhất định phải biết trước khi bổ sung kẽm cho con

2.1. Trẻ em

  • Biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ
  • Chậm phát triển thể lực,
  • Giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
  • Tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương, viêm lưỡi
  • Loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông
  • Giảm khả năng phát dục và khả năng sinh sản
  • Trẻ bị kích thích và rối loạn tâm lý

2.2. Phụ nữ có thai

  • Trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và dễ sinh non
  • Tăng nguy cơ biến chứng sản khoa

 

3. Giải pháp phòng chống thiếu kẽm

 

thực phẩm giàu kẽm - kẽm hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

  • Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm với những thức ăn có nhiều kẽm. Đó là: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá; đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Ngoài ra, nên ăn thêm rau quả có nhiều vitamin C để giúp tăng hấp thu kẽm.
  • Ăn các thực phẩm như bánh quy, ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột mì, hạt nêm… có thể bổ sung kẽm với tỉ lệ 20-30ppm.
  • Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Nhiều nghiên cứu khuyến nghị liều dự phòng có hiệu quả với trẻ nhỏ là 1-2mg/kg thể trọng. Trong đó, trẻ lớn 10mg/ngày, người lớn 15mg/ngày, phụ nữ có thai 15-25mg/ngày. Thường dùng theo đợt vài tuần. Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung viên kẽm cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ do thừa kẽm cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

 

Chúc các bé thông minh và khỏe mạnh!

 

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng

Phòng Đào tạo và Tư vấn Bibo Care