Chuỗi hội thảo khoa học về “Dinh dưỡng đột phá giúp bé phát triển tư duy và thông minh cảm xúc” vừa được diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM với sự đồng hành của Mead Johnson Nutrition cùng Hội Nhi Khoa Việt Nam.
Hội thảo tại TP.HCM quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cả sản khoa & nhi khoa – Ảnh: P.A
Hội thảo quy tụ sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong cả nước, cùng nhau cập nhập những thông tin khoa học mới nhất về MFGM – Thành phần dinh dưỡng đột phá sau DHA được các nhà khoa học nghiên cứu.
Chuỗi hội thảo khoa học quy mô lớn đầu tiên về MFGM
Được tổ chức với quy mô lớn, ngoài hai thành phố chính: TP.HCM và Hà Nội, hội thảo sẽ được tổ chức tại nhiều thành phố lớn khác trong cả nước: Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ, dự kiến có sự tham gia của hơn 2.000 bác sĩ, chuyên gia đầu ngành.
Chủ trì hội thảo là GS.TS.BS Nguyễn Gia khánh – Chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam. Các báo cáo viên chính của hội thảo là ThS. BS. Lê Quang Thanh, giám đốc Bệnh viện Từ Dũ; PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Tiến sĩ Seven Wu, Giảng viên Nhi Khoa, Đại học Indiana Hoa Kỳ kiêm Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng nhi khoa Mead Johnson toàn cầu.
GS.TS.BS Nguyễn Gia Khánh – Chủ Tịch Hội Nhi Khoa – chủ trì hội nghị cùng các báo cáo viên là chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước – Ảnh: P.A
Các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận và cập nhật những thông tin khoa học về tầm quan trọng của sữa mẹ, đặc biệt là công bố phát hiện mới nhất về khoa học sữa mẹ – thành phần MFGM, cũng như các chứng cứ khoa học về MFGM mang lại những lợi ích tích cực đối với sự phát triển não bộ của trẻ về khả năng nhận thức cũng như khả năng kiểm soát hành vi.
Nghiên cứu đột phá về MFGM (màng cầu chất béo sữa)
Theo các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo, từ 15 năm trước, giới khoa học đã biết tới những thành phần quan trọng thuộc phần “lõi” của giọt sữa mẹ là Docosahexaenoic Acid (DHA) và Arachidonic Acid (ARA). Và nay, sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng của các chuyên gia quốc tế tại nhiều nước như Thụy Điển, Indonesia, Bỉ…, các chuyên gia tiếp tục khám phá ra thành phần đột phá khác mang tên MFGM (Milk Fat Globule Membrance (MFGM) – màng cầu chất béo sữa
Đúng như tên gọi, MFGM là lớp màng ba lớp bao quanh giọt chất béo của sữa mẹ, được tạo ra trong tế bào biểu mô tuyến vú. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy MFGM giúp thúc đẩy trí não trẻ phát triển tốt hơn về tư duy (IQ) và trí tuệ cảm xúc (EQ).
Cấu tạo của thành phần đột phá MFGM – Nguồn: M.J
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia), 2 tác dụng đặc biệt ấn tượng của MFGM chính là hỗ trợ phát triển hệ thần kinh trung ương cũng như bổ sung các protein tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Các yếu tố này lý giải vì sao trẻ được bú sữa mẹ ngay khi lọt lòng có khả năng đề kháng với vi trùng, vi khuẩn cao hơn những trẻ không được bú mẹ cũng như phát triển nhận thức và kiểm soát hành vi tốt hơn.
“Là một phức hợp chất béo và protein cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và nâng cao hệ miễn dịch, MFGM là thành phần cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp, các bà mẹ bị bệnh hoặc bị hạn chế về số lượng sữa thì với phát minh đột phá này các bé vẫn được thụ thưởng lợi ích dinh dưỡng của MFGM trong các bữa phụ thì rất tốt” – PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết.
Theo GS.BS Steven S. Wu – Chuyên khoa Nhi Đại học Y- Indiana, Hoa Kỳ & Phó Giám Đốc Viện nghiên cứu Mead Johnson toàn cầu, thì: “Việc phát hiện MFGM được xem là bước tiến cách mạng sau DHA và ARA của các nhà khoa học trong ngành dinh dưỡng nhũ nhi”.
GS.BS Steven S. Wu công bố các Khoa học chứng cứ về MFGM giúp bé phát triển tư duy (IQ) và thông minh cảm xúc (EQ) – Ảnh: P.A
Cũng theo ông Wu, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của MFGM với sự phát triển của trẻ từ rất lâu, nhưng do phải trải qua rất nhiều công đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá để đảm bảo các tiêu chí an toàn, tin cậy về dinh dưỡng, cũng như tìm ra cơ chế bổ sung thành công chất này vào sữa, nên cho tới nay Mead Johnson mới có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đầu tiên có bổ sung MFGM bên cạnh thành phần quen thuộc là DHA.
“1.000 ngày vàng” của trẻ
Theo bác sĩ Lê Quang Thanh, GĐ Bệnh viện Từ Dũ, sự phát triển trí não nói riêng cũng như các phát triển khác nói chung ở trẻ chỉ chịu tác động khoảng 20% từ yếu tố di truyền. Còn lại là 80% ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường.
Trong các yếu tố môi trường đó, có rất nhiều yếu tố chúng ta không thể can thiệp như thời tiết, khí hậu…) nhưng dinh dưỡng là yếu tố ta có thể tác động để tạo nên điều kiện phát triển tích cực nhất có thể cho trẻ.
Theo đó, trí não của thai nhi phát triển ngay từ buổi đầu thụ thai và khoảng thời gian đầu đời được gọi là 1000 ngày vàng (tính từ ngày đầu thụ thai cho tới 2 năm đầu tiên sau khi ra đời) là giai đoạn não trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt tới 80% kích thước não của người trưởng thành.