Khi bé phạm lỗi, mẹ hãy áp dụng những hình phạt này để bé "răm rắp" nghe theo

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Mẹ sẽ làm gì khi bé phạm lỗi? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết 5 cách phạt con khoa học mà bé vẫn răm rắp nghe theo.

Khi bé phạm lỗi, mẹ hãy áp dụng những hình phạt này để bé "răm rắp" nghe theo

Trong cuộc sống hàng ngày chắc chắn sẽ có lúc trẻ mắc lỗi và nhất định không thừa nhận mình đã sai. Lúc này mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để trẻ nhận ra sự trối bỏ trách nhiệm của bản thân là không nên. Vì kỷ luật để giảng dạy cho trẻ rằng việc làm đó là không đúng chứ không phải kỷ luật trẻ là để trừng phạt cho hậu quả bé gây ra. Việc đánh, mắng con chỉ có thể giải tỏa cảm xúc của bố mẹ tại thời điểm đó nhưng lại khiến trẻ cảm thấy tổn thương về mặt tinh thần và đau đớn về thân thể. Nếu trẻ có tâm lý chống đối bố mẹ thì việc đánh mắng trẻ sẽ chỉ khiến cho bố mẹ và bé càng xa cách nhau hơn mà thôi.

1. Ném đồ chơi lung tung hoặc làm hỏng đồ chơi

Khi bé phạm lỗi, mẹ hãy áp dụng những hình phạt này để bé "răm rắp" nghe theo

Nếu trẻ phạm lỗi thì mẹ hãy để trẻ trải nghiệm hậu quả của vấn đề. Mẹ không cần nói quá nhiều vì có thể trẻ sẽ chẳng nghe lọt tai câu nào cả đâu. Ví dụ bé vứt đồ chơi lung tung hoặc làm hỏng đồ chơi, mẹ yêu cầu bé thu dọn đồ lại gọn gàng nhưng bé cảm thấy khó chịu với yêu cầu này. Mẹ hãy phạt bé không được chơi đồ chơi đó trong một thời gian nhất định. Có thể là 1 tuần, 1 tháng hay chỉ vài ngày tùy vào mức độ vi phạm của trẻ.

Nếu bé làm hỏng đồ chơi một cách cố ý thì đương nhiên bé sẽ không bao giờ được bố mẹ mua cho món đồ chơi đó nữa. Bé cần phải biết, trong cuộc sống không có gì dễ dàng có được cả nên bé cần trân trọng từng món đồ của mình.

2. Khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn

Khi bé phạm lỗi, mẹ hãy áp dụng những hình phạt này để bé "răm rắp" nghe theo

Trường hợp này thường xuyên gặp ở những trẻ biếng ăn. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, mẹ không nên quá chiều trẻ, luôn luôn dỗ dành trẻ ăn, đánh đổi gì đó để trẻ có thể chịu ăn. Ví dụ: để bé ăn mẹ phải mua cho bé đồ chơi mới. VIệc này là không nên nhé mẹ. Bé cần phải biết rằng việc được ăn uống no đủ như hiện tại là một đặc ân. Vì vậy, mẹ không cần phải xuống nước nài nỉ hay dỗ dành trẻ ăn. Thay vào đó trẻ cần biết mình thật may mắn vì có bố mẹ lo cho mình ngày 3 bữa đầy đủ (thậm chí là nhiều hơn ba bữa). Sẽ có trẻ kén ăn, không chịu ăn món này, không chịu uống cái kia nhưng mẹ vẫn có biện pháp để đối phó với những trẻ như vậy nha: Nếu trong một mâm cơm, bé nhất định chỉ ăn một món, mẹ hãy bình tĩnh và nói với bé rằng: con có thể không ăn tất cả các món nhưng còn buộc phải nếm thử tất cả các món, mỗi món 1 miếng thôi cũng được. Nếu trẻ vẫn không thỏa thuận thì mẹ có thể sẵn sàng cho bé nhịn 1-2 bữa, thậm chí là 3 bữa. Khi cái đói vây quanh bé sẽ biết rằng chỉ cần có đồ ăn thôi là một điều hạnh phúc đến nhường nào chứ không nói đến việc kén cá, chọn canh như trước nữa.

Thương con không phải dung túng cho thói quen không tốt của trẻ. Mà thương conn là hướng con tới những điều tốt đẹp hơn. Việc ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé có đủ năng lượng cho cả ngày dài năng động, nếu bé chỉ ăn một vài món thì rất dễ thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

3. Khi trẻ không hoàn thành công việc mẹ giao vì mải xem tivi

Khi bé phạm lỗi, mẹ hãy áp dụng những hình phạt này để bé "răm rắp" nghe theo

Bé mải xem tivi tới mức quên cả việc mẹ giao tức là bé rất thích xem tivi. Vậy thì khi bé không hoàn thành công việc mẹ giao chỉ vì mải xem, mẹ có thể tham khảo hình phạt sau: Không cho trẻ xem tivi nữa, vì khi trẻ không hoàn thành nghĩa vụ của mình đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không được phép hưởng quyền lợi của mình. Thưởng, phạt cần được thực hiện minh bạch, mẹ nói phạt thì nên có hình phạt thực sự để trẻ không xem nhẹ lời nói của người lớn. Nếu mẹ nói rằng: nếu con không quét nhà và rửa chén thì mẹ sẽ không cho con xem chương trình “Siêu Nhí” nữa thì mẹ nên nhớ hình phạt mình đã nói với con. Vì nếu lần sau bé phạm lỗi như lần trước nhưng mẹ lại quên đi hình phạt mình nói thì bé sẽ nghĩ rằng mẹ chỉ nói suông thôi, chứ không có phạt mình đâu. Vậy là vô tình mẹ đã tạo một thói quen không hề tốt cho trẻ là việc xem nhẹ lời nói của người lớn.

4. Khi trẻ chạy linh tinh, cố tình nghịch phá

Việc đầu tiên mẹ cần lưu ý là không kiềm chế lúc đầu để về sau đột nhiên bùng phát. Tức là: Khi bé đang nghịch bàn trang điểm của mẹ và bị mẹ nhìn thấy nhưng mẹ không nói gì. Sau đó, bé lại nghịch tới kẻ lông mày, son, vòng tay của mẹ. Bỗng nhiên lúc này mẹ lại quát lên: Con không được nghịch lung tung đồ của mẹ, mẹ rất bực đó. Như vậy bé sẽ rất thắc mắc rằng lúc trước mẹ rõ ràng không có nói gì mà. Tại sao bây giờ lại nổi cáu với mình vậy?

Thay vì chịu đựng như vậy, mẹ nên nói rõ với con ngay từ đầu rằng nếu con nghịch như này, như này … mẹ sẽ phạt con úp mặt vào tường 5 – 15 phút trong phòng kín. Trong khoảng thời gian này bé cũng có cơ hội bình tĩnh lại. Hãy để trẻ thấy được hình phạt nếu mình phạm lỗi để trẻ tự ý thức hơn trong cuộc sống.

5. Khi trẻ đánh nhau, cãi nhau với bạn bè hoặc có thái độ không đúng với người lớn

Khi bé phạm lỗi, mẹ hãy áp dụng những hình phạt này để bé "răm rắp" nghe theo

Khi trẻ rơi vào tình trạng như vậy thì mẹ không nên bắt trẻ xin lỗi người lớn ngay. Vì lúc này trẻ còn rất tức giận, không muốn xin lỗi “đối phương” đâu nha mẹ. Nếu mẹ phạt bé thì chỉ khiến bé nảy sinh tâm lý chống đối lại mẹ mà thôi. Mẹ hãy để con một mình trong phòng tối bình tĩnh suy nghĩ lại vấn để. Sau đó mẹ hãy ngồi lại phân tích, giảng giải lại vấn đề cho trẻ hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai

Theo Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *