Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ có thể mẹ chưa hề biết

Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn cung cấp tốt nhất nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Vậy sẽ ra sao nếu mẹ không thể cho bé bú và bé sẽ phải sử dụng sữa công thức. Liệu có nguy cơ nào ảnh hưởng đến sức khỏe của con? Ba mẹ hãy đọc các thông tin mà chuyên gia Bibo Care cung cấp để biết tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ nhé!

 

1. Vai trò của sữa mẹ đối với trẻ

Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa, kết hợp với ăn dặm cho đến khi 2 tuổi. Điều này cho thấy sữa mẹ có vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ.

>>> Xem thêm: 4 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phát triển toàn diện

2. Tác dụng của sữa mẹ đối với mẹ và bé

Đối với em bé:

  • Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu.
  • Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ về cân nặng, chiều cao.
  • Kích thích sự phát triển của não.
  • Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Dễ tiêu hóa, không làm trẻ khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu.
  • Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.

Đối với sản phụ:

  • Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ nhau thai nhanh và tránh mất máu cho mẹ.
  • Trẻ bú mẹ kích thích co bóp tử cung tốt, giúp mẹ bớt đau.
  • Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản xuất sữa.
  • Cho trẻ bú thường xuyên sẽ phòng cương tức sữa cho mẹ, tránh tắc tia sữa.
  • Trẻ bú mẹ sẽ tiết kiệm chi phí, không phải mua sữa công thức bên ngoài.
  • Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
  • Tốt cho sức khỏe của mẹ: giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung,…
  • Chậm có kinh trở lại, hạn chế nguy cơ có thai sớm.

 

3. Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ đối với em bé

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ không được bú mẹ hoàn toàn có thể tăng nguy cơ tử vong khi mắc phải một số bệnh trong những năm tháng đầu đời. Thống kê cho thấy 45% tử vong do nhiễm trùng sơ sinh, 30% tử vong do tiêu chảy cấp, 18% tử vong do nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Chưa kể, những trẻ không được bú mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo một số nghiên cứu.

 

Những trẻ uống sữa công thức hoàn toàn thường dễ bị tiểu đường tuýp 2 hơn so với trẻ được bú sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ rất dễ bị mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, dị ứng, viêm phổi, các bệnh về đường ruột… Bởi vì sữa công thức không thể cung cấp những kháng thể và men tiêu hóa tự nhiên như sữa mẹ.

 

Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ
WHO khuyên nên cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu

Cụ thể, bé có thể mắc các bệnh gì, các ba mẹ cùng đọc thêm sau đây:

Nhiễm khuẩn hô hấp

Trẻ em không được bú sữa mẹ thường có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp sau sinh. Nguyên nhân bởi trẻ không được hấp thụ dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ, khiến hệ miễn dịch kém. Khi mới tiếp xúc làm quen với môi trường, em bé không kịp thích ứng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Các biểu hiện trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thường thấy như:

  • Bỏ bú, ăn ít.
  • Trẻ hay quấy khóc.
  • Trẻ có dấu hiệu ho cùng một số biểu hiện: thở khò khè, chảy nước mũi.
  • Trong trường hợp bị nặng, trẻ có thể bị nôn, trớ, hơi thở kém, co giật, tím tái,…

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Trong sữa mẹ có rất nhiều thành phần men và lợi khuẩn đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Khi không được bú sữa mẹ, cơ thể trẻ sẽ không được hấp thụ những lợi khuẩn này, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn.

Suy dinh dưỡng

Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ chọn cho bé bú sữa công thức thay vì sữa mẹ sẽ khiến trẻ thiếu hụt một nguồn dinh dưỡng cực kỳ phong phú. Thời gian dài, bé có thể rơi vào tình trạng chậm lớn, còi xương, kém phát triển hơn những đứa trẻ được bú sữa mẹ khác.

Kháng thể kém

Kháng thể thụ động có trong sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, khi tiếp xúc với môi trường sống, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ chống chọi lại vi khuẩn gây hại.

Tuy nhiên, vì không được bú sữa mẹ nên kháng thể của trẻ thường kém hơn, dễ bị bệnh.

Tử vong

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em không được bú sữa mẹ có nguy cơ tử vong hơn, tới 45%. Điều này xuất phát từ một số vấn đề như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, kém phát triển,…

Vì vậy, nếu không phải vì bất kỳ lý do bất khả kháng nào khác, mẹ hãy lựa chọn cho bé bú sữa mẹ nhé.

Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quý báu và lành mạnh hơn so với nhiều loại thực phẩm khác

 

4. Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ đối với sản phụ

Không riêng đối với em bé, việc không cho trẻ bú mẹ sau sinh cũng gây ảnh hưởng đến chính các mẹ. Hãy xem những tác hại này là gì nhé.

Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ
Mẹ cũng dễ gặp nhiều nguy cơ nguy hiểm khi không cho bé bú mẹ

Gia tăng nguy cơ băng huyết sau sinh

Có thể bạn chưa biết, cơ chế sản xuất tiết sữa mẹ phụ thuộc vào 4 loại hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Khả năng tiết sữa của cơ thể mẹ phụ thuộc vào sự thay đổi của các hormone này.

Đặc biệt, ngoài phóng sữa, hormone oxytocin có tác dụng làm co và hồi tử cung trong và sau sinh. Nhờ đó, tử cung của mẹ sau sinh sẽ nhanh chóng trở về kích thước ban đầu, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Vì vậy, nếu mẹ không cho con bú sẽ làm giảm hormone oxytocin trong cơ thể, gia tăng nguy cơ băng huyết hậu sản.

Nguy cơ trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh cũng là vấn đề nhiều mẹ gặp phải nếu không cho con bú. Bởi một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh là mất cân bằng nội tiết tố. Sự thay đổi của các hormone nội tiết estrogen, progesterone gây rối loạn nội tiết bên trong cơ thể mẹ.

Nếu mẹ cho con bú sữa, các hormone này sẽ được chủ động cân bằng, kích thích tuyến sữa hoạt động. Nhờ đó, nội tiết của mẹ cũng sẽ ổn định, giảm nguy cơ trầm cảm.

Nếu không nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ sẽ mắc một số chứng bênh
Mẹ có nguy cơ trầm cảm cao sau sinh nếu không cho con bú thường xuyên

Gây tốn kém về mặt kinh tế

Nếu không cho em bé ti sữa mẹ, mẹ cần thay thế dinh dưỡng cho bé bằng một loại sữa công thức có chức năng tương đương. Điều này sẽ khiến mẹ mất thêm một khoản chi phí mua sữa, bình sữa, máy hâm sữa,… Và thực tế, các dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều rất đắt, gây tốn kém một khoản tiền đáng kể.

 

5. Lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ

Cho con bú ngay sau khi sinh:

WHO khuyến cáo rằng, mẹ nên cho bé bú sớm ngay sau khi sinh trong vòng 30 phút đến 1 tiếng. Việc này sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động, đồng thời giúp trẻ tiếp nhận được dinh dưỡng và kháng thể từ mẹ sớm nhất.

 

Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu:

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Vì thế, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không cần bổ sung thêm bất kỳ thứ gì, kể cả nước.

Không nuôi con bằng sữa mẹ có tác hại gì
Mẹ cần lưu ý thời điểm và cách cho con bú đúng cách

Cho con bú đúng và đủ cữ:

Ti đủ cữ sẽ giúp trẻ hấp thụ được toàn bộ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Bởi trên thực tế, sữa mẹ được chia thành nhiều dạng khác nhau với giá trị dinh dưỡng khác nhau. Để giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ nên tập cho trẻ thói quen ti cạn ngực.

 

Cho bé bú đúng tư thế:

Tư thế cho trẻ bú rất quan trọng, giúp trẻ tránh bị sặc hoặc nôn trớ sau khi ti. Bên cạnh đó, một tư thế bú sữa thoải mái sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

 

Cho bé ti theo nhu cầu:

Nhu cầu ti sữa của mỗi em bé là khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy để bé chủ động trong việc bú sữa để đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Không nên bắt ép trẻ ti sữa theo ý muốn của bản thân, dễ gây phản tác dụng.

Chỉ mục