Làm cách nào để dạy trẻ biết cách nhai

Nhai là động tác phức tạp hơn động tác bú và mút sữa do phải sử dụng nhiều cơ kết hợp với sự phát triển của não bộ của trẻ. Nhiều bé khi đến tuổi đi nhà trẻ vẫn không biết nhai hay xử lý thức ăn thô. Điều này khiến không ít ba mẹ lo lắng. Vậy làm cách nào để dạy bé tập nhai và có kỹ năng xử lý thức ăn thô tốt?

 

Độ tuổi nên cho bé học nhai?

 

Thông thường từ khi bắt đầu ăn dặm đến 12 tháng tuổi bé có thể bắt chước học nhai từ ba mẹ. Tuy nhiên để có thể nhai thực sự thì bé phải có thời gian tự hoàn thiện, nên tầm 8-10 tháng bé có thể tự nhai. Do đó, Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên thường xuyên cho bé thấy ba mẹ nhai thức ăn như thế nào để bé tự bắt chước học theo.

Tầm quan trọng của nhai

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy các bé nhai tốt thì sẽ ít biếng ăn và ít ngậm thức ăn. Nguyên nhân là do nhai sẽ làm tiết nước bọt, men tiêu hóa làm bé không bị rối loan vị giác, thức ăn cũng được hấp thụ tốt hơn. Thói quen nhai đúng sẽ giúp các bé có đường tiêu hóa tốt và giảm nguy cơ về bệnh ung thư về đường tiêu hóa khi các bé lớn

 

 

Nguyên nhân trẻ không biết cách nhai đúng?

Một số bé khác không tự học được cách nhai đúng vì một số lí do sau:

  • Ba mẹ không nhai thức ăn kĩ khi ăn cơm, ăn vội ăn nhanh hoặc bé không có cơ hội nhìn thấy cha mẹ ăn cơm thì không thể bắt chước được.
  • Ba mẹ không thay đổi cấu trúc thức ăn đúng độ tuổi, bé không nhận biết được vật hình thể thức ăn, bé không phát triển não bộ cho việc nhai.
  • Ba mẹ không giới thiệu đa dạng thức ăn. Nếu có, cha mẹ thường trộn chung như cơm chung với canh và thức ăn thành một hỗn hợp, rất khó để bé biết về vật hình thể, bé cũng sẽ học nhai trễ hơn bình thường.

Tập cho bé nhai như thế nào?

Nếu ba mẹ chỉ đút thức ăn rồi bắt bé nhai, bé sẽ không biết nhai là như thế nào? Để dạy bé tập nhai, ba mẹ nên có thêm 1 chén cơm và cho bé biết bé có chén của bé, mẹ có chén của mẹ, trước khi đút cho bé thì mẹ xúc 1 thìa cơm lên ăn và nhai 2-3 phút cho bé học theo. Vì nhai là một động tác phức tạp với trẻ nên ba mẹ cần kiên nhẫn, khuyến khích và hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ, cẩn thận.

 

 

  • Khi bé từ 8 tháng trở lên, có thể cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Trong 1 ngày, mẹ dành 1 bữa để bé ăn riêng từng loại như cháo riêng, thịt cá và rau củ riêng để bé học vật hình thể thức ăn tốt hơn (ba mẹ chú ý lọc xương kỹ tránh tai nạn rủi ro cho con).
  • Khi bé hơn 2.5 tuổi thì nên bắt đầu cho bé ăn giống người lớn. Ví dụ, bé có thể ăn cơm, với chén đồ ăn và chén canh riêng, không nên trộn hết vào 1 chén cơm. Khi nhận biết được sở thích ăn uống của trẻ, ba mẹ có thể hướng bé vào nhóm dinh dưỡng an toàn và phù hợp với trẻ.

Chúc bé có những bữa ăn thật an toàn và ngon miệng.

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare

Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare