Thai nhi chậm phát triển: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa

hiện tượng ở trẻ sơ sinh

Thai nhi chậm phát triển là sự hạn chế lớn lên của bào thai trong tử cung mẹ. Trên thực tế, có rất nhiều ca tử vong ở thai nhi liên quan đến vấn đề thai nhi chậm phát triển. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Cùng BiBo Care đi tìm hiểu nhé

Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển

Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng

Nguyên nhân đầu tiên là bé không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Đây là hậu quả của việc mẹ mang bầu đa thai (mang bầu đôi hoặc ba…), tiền sản giật hoặc các vấn đề về nhau thai.

Bất thường bẩm sinh

Một nguyên nhân nữa có thể là do thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc khiếm khuyết nhiễm sắc thể ở thai nhi.
Thai nhi chậm phát triển
Những dị tật bất thường ở thai nhi

Người mẹ mắc bệnh khi mang thai

Khi mang bầu, nếu người mẹ bị nhiễm các loại virus như rubella, giang mai cũng có thể khiến thai nhi chậm lớn.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Mẹ có thói quen không lành mạnh như lạm dụng thuốc, hút thuốc lá … cũng sẽ khiến bé lớn chậm hơn. Thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận, gây ra cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

Mẹ quá nhẹ cân

Mẹ quá nhẹ cân cũng có thể làm giảm tỷ lệ tăng trưởng của thai nhi và khiến em bé lớn chậm hơn những em bé có bà mẹ có số cân ở mức trung bình.

Bất thường ở dây rốn

Em bé có thể chậm lớn nếu dây rốn thai nhi gặp bất thường hoặc nước ối quá ít.

Em bé cũng có thể bị hạn chế phát triển trong tử cung nếu:

  • Người mẹ bị bệnh lupus trước đó.
  • Người mẹ đã từng mang thai em bé chậm phát triển.
  • Mang thai ở tuổi vị thành niên.

Biểu hiện của thai chậm phát triển trong tử cung

Dấu hiệu nhận biết của thai chậm phát triển trong tử cung thường không rõ ràng, chủ yếu dựa vào một số những chỉ số như:

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh: có nhiều trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có kích thước đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai
  • Chỉ số chu vi bụng: Đây là chỉ số thường được sử dụng nhất để dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Chỉ số chiều dài xương đùi: Chỉ số này không có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Chỉ số Doppler động mạch: Thai chậm phát triển có thể do bất thường NST. Nếu thai phụ có kết quả Doppler động mạch bất thường thì nguy cơ cao sẽ bị tiền sản giật và tăng huyết áp ở tháng cuối. 

Cách phòng ngừa thai chậm phát triển

  • Các cặp vợ chồng khi có kế hoạch mang thai cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về di truyền
  • Thai phụ cần tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá trước và trong thời kỳ mang thai
  • Hạn chế các thực phẩm, các chất chứa caffeine
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ
  • Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày
  • Khi sử dụng thuốc cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc

Các biện pháp điều trị thai chậm phát triển trong tử cung

  • Theo dõi chặt chẽ và tư vấn kỹ cho sản phụ và gia đình 
  • Có thể điều trị tăng huyết áp nếu xác định đó chính là nguyên nhân gây thai chậm phát triển
  • Thai phụ cần được nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng
  • Nếu nguyên nhân đến từ bất thường nhiễm sắc thể thì nên đình chỉ thai nghén. Nếu dị tật đơn độc thì cần phải tham khảo bác sĩ để có hướng xử trí sau sinh
  • Theo dõi liên tục nhịp tim thai từ tuần 26, đánh giá độ dao động của tim thai và biến đổi nhịp tim thai

 

Trên đây là những kiến thức về hiện tượng thai chậm tăng trưởng/phát triển mà BiBo Mart cung cấp đến các thai phụ. Hi vọng đó là những thông tin bổ ích kịp thời cho mẹ. Chúc các mẹ một thai kỳ an toàn và mạnh khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *