Mách mẹ 27 trò chơi giúp bé thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Trẻ thông minh hay không ngoài yếu tố di truyền thì môi trường sống, hoạt động vui chơi giải trí cũng góp phần quan trọng trong việc kích thích tiềm năng của trẻ.

Mách mẹ 27 trò chơi giúp bé thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa

Không chỉ chương trình học mới kích thích sự thông minh của trẻ, những trò chơi này sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả não trái và não phải.

1. Làm bé bất ngờ

Ba mẹ có thể thơm vào má, thổi vào tay hoặc vào rốn bé để phát ra những tiếng bẹp, bẹp bé sẽ rất thích thú với những hành động này đấy nha. Những nụ cười tươi không cần tưới chắc chắn sẽ khiến ba mẹ cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

2. Chơi trò đoán đồ vật

Trò chơi này với người lớn chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì nhưng với trẻ đây là cả một sự bất ngờ. Bé sẽ phải vận dụng chất xám của bản thân để xác định rằng mẹ sẽ giấu vật đó ở ô nào, cốc nào. Ở chiếc cốc bên trái hay là chiếc cốc bên phải đây? Có khi nào mẹ sẽ giấu nó ở giữa không? Thật là, để con nghĩ coi mẹ sẽ giấu ở đâu đây… Vô vàn câu hỏi sẽ được đặt ra trước khi bé đưa ra quyết định, chính những suy nghĩ đó đã kích thích não bộ của bé phải hoạt động để trả lời cho những dấu hỏi to đùng đó. Không có sự kích thích nào có tác dụng nếu chính trẻ không chịu vận động đầu óc của bản thân. Vì vậy, ba mẹ chỉ cần khiến trẻ thích thú với một vấn đề để trẻ tự khám phá, bộc lộ điểm mạnh của bản thân, phát hiện những mặt còn yếu kém để cải thiện sớm nhất có thể.

3. Chơi ú tim

Trò chơi này khá là nhiều trẻ thích thú vì yếu tố bất ngờ. Những lần đột nhiên biến mất rồi đột ngột xuất hiện sẽ làm bé cười khanh khách và bé sẽ hiểu ra rằng, một vật có thể biến mất và rồi lại xuất hiện.

4. Hãy nhặt đồ lên

Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu khi bé cứ làm rơi đồ từ ghế ngồi xuống đất hoài. Nhưng mẹ đừng vội bực tức nhé, hãy nhặt lên giúp trẻ để trẻ học và kiểm chứng luật hấp dẫn.

5. Rút một hoặc hai tờ giấy ăn

Nếu bé thích thú với việc rút giấy ăn từ hộp ra thì mẹ có thể để bé chơi. Và một lúc sau mẹ sẽ thấy bé vuốt những tờ giấy ăn đó ra. Mẹ hãy giấu một vài món đồ chơi be bé bên dưới chúng và tỏ vẻ thật ngạc nhiêm khi bé tìm thấy chúng.

6. Chạm và cảm nhận

Mẹ hãy giữ một chiếc hộp chứa nhiều loại vải khác nhau: vải voan, vải thô, lụa … và dùng chúng xoa nhẹ vào má, vào chân hay vào bụng bé để bé cảm nhận được sự khác nhau giữa các loại vải.

7. Tự cảm nhận

Hãy bế bé đi xung quanh nhà và để bé chạm vào một vài đồ vật an toàn, đừng quên gọi tên những đồ vật đó nhé để bé làm quen dần dần với môi trường bên ngoài, giúp bé ghi nhớ dần những sự vật trong cuộc sống hàng ngày.

8. Hãy để bé chơi với đồ ăn

Khi bé đã sẵn sàng để làm quen với đồ ăn, mẹ hãy lên thực đơn đa dạng những món ăn dặm để bé học cách cầm thức ăn và phát triển các giác quan. Những món ăn màu sắc sẽ giúp kích thích thị giác của bé, não phải phát triển, mùi vị, hương thơm sẽ lần lượt kích thích các giác quan còn lại. Quan trọng là khi bé được ăn đa dạng món ăn dặm bé sẽ tự cảm nhận được mình thích món nào, không thích món nào và ghi nhớ chúng. Đây cũng là một cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ rất tốt đó nha mẹ.

Dạy bé đọc và đếm

9. Dạy bé học chữ

Mẹ hãy lựa chọn 1 chữ để học cho cả tuần, liên tục lặp lại chữ cái đó để trẻ ghi nhớ. Vậy làm sao để lặp lại chữ cái đó mà không khiến trẻ cảm thấy nhàm chán bây giờ. Câu trả lời vô cùng đơn giản, mẹ có thể nấu món ăn có chữ A và giới thiệu cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ chơi đồ vật có chữ A và nhắc lại chữ A với trẻ, thậm chí là lúc tắm hay vệ sinh chúng ta đều vô tình hay cố ý để nhắc lại chữ A với trẻ. Việc liên tục nhắc lại chữ A với trẻ sẽ giúp não bộ của trẻ được ghi đè ý thức rằng đây là chữ A, những món ăn có chữ A, những đồ vật có chữ A. Cứ như vậy dần dần trẻ sẽ ghi nhớ chữ A và những chữ cái khác.

10. Đếm mọi thứ

Dạy con đếm sẽ không hề khó nếu mẹ cùng học, cùng chơi với con. Hãy tạo thói quen đếm thật to mọi đồ vật trong nhà, những chiếc bát, chiếc đũa, những bậc cầu thang hay những món đồ chơi của trẻ. Bé sẽ nhanh chóng ghi nhớ các con số ngay cả khi chưa nhận diện được mặt chữ.

11. Đọc sách

Các nhà khoa học đã tìm ra và chứng minh trẻ từ 8 tháng tuổi có thể nghe hiểu nội dung câu chuyện nếu được lặp đi, lặp lại 2-3 lần. Vì vậy, mẹ có thể lặp lại câu chuyện một vài lần để trẻ ghi nhớ. Không chỉ giúp trẻ cải thiện trí nhớ, việc mẹ thường xuyên đọc các câu chuyện sẽ giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ.

12. Kể chuyện cổ tích

Mẹ có thể chọn câu chuyện đúng sở thích của bé và đổi tên nhân vật thành tên bé, hãy biểu cảm thật sâu kể đến nhận vật của bé, chắc chắn mẹ sẽ chiếm trọn sự tập trung của bé đó.

13. Vào thư viện

Thư viện là nơi lý tưởng để mẹ dạy con trước nền tảng tri thức khổng lồ, những hình nộm ngộ nghĩnh sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú hơn đó ạ. Ban đầu mẹ nên giới thiệu về thư viện với con, sau đó hãy chỉ cho con những quy định của thư viện rằng con được phép làm gì, không được làm gì và khi gặp khó khăn con có thể tìm ai để xin giúp đỡ. Những bước đầu cho con tiếp cận với quy định để con hiểu ra rằng trước khi hưởng quyền lợi con cần thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

Tăng khả năng nhớ

14. Làm album gia đình

Những tấm ảnh gia đỉnh được lưu lại sẽ là tài nguyên giúp mẹ dạy bé cách ghi nhớ các thành viên trong gia đình, từ ông bà tới bố mẹ và anh chị em trong gia đình. Mỗi khi ai đó gọi điện tới mẹ có thể cho bé xem ảnh của người đó và nhắc lại rằng đó là ông nội, ông ngoại hay thành viên nào đó trong gia đình. Thường xuyên lặp lại những hình ảnh và tên các thành viên sẽ giúp bé nhanh ghi nhớ mọi người hơn đó.

15. Tạo một cuốn sách thú

Những lần đi chơi vườn bách thú mẹ hãy chụp lại những con vật đó và cho trẻ xem lại để trẻ ghi nhớ loài động vật đó. Mẹ có thể cho bé nghe âm thanh về loài vật đó qua video, sẽ giúp bé nhanh nhớ và yêu thích động vật hơn đó. Cũng tương tư như album gia đình, album về các loài động vật hay các loài cây cỏ, hoa lá sẽ giúp bé tiếp nhận thông tin nhanh nhiều so với mẹ lật sách chỉ cho bé đây là con hổ, đây là con cá … Vì các nghiên cứu đã cho thấy video tác động đến cảm xúc của người xem gấp nhiều lần so với hình ảnh. Việc sử dụng video để dạy trẻ về thế giới động vật là một kế hoạch đáng được lưu tâm lắm nha mẹ.

16.Cho bé xem lại hình ảnh của chính mình

Hãy cùng bé tua lại những khoảnh khắc đáng nhớ từ thời bé xíu cho đến thời điểm hiện tại, cùng trò chuyện với bé để kích thích phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Nếu ba mẹ không thường xuyên nói chuyện với con hoặc con ít nghe thấy mọi người nói chuyện thì khả năng trẻ bị khiếm khuyết về ngôn ngữ sẽ rất lớn. Vì chỉ có thường xuyên được nghe mọi người nói chuyện thì ngôn ngữ của trẻ mới được bổ sung và hoàn thiện dần theo năm tháng.

17. Tạo một trò chơi ghi nhớ

Mẹ có thể in những bức ảnh gia đình hoặc riêng lẻ từng thành viên trong gia đình, nhớ rằng mẹ in 2 bản để thử thách trí nhớ của trẻ nhé. Sau đó, hãy đặt tệp ảnh đó trên bàn và đố trẻ tìm ra những bức ảnh giống nhau ở trong đó. Trò chơi này kích thích trí nhớ cũng như khả năng phản ứng với sự vật rất nhiều.

Mẹo cho trẻ

18. Tận dụng thời gian kể chuyện

Mách mẹ 27 trò chơi giúp bé thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa

Hãy tận dụng thời gian kể chuyện để đưa ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề trong câu chuyện, giúp trẻ từ từ gợi nhớ lại nội dung câu chuyện. Mẹ có thể tận dụng những bức tranh trong đó để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ nhé.

19. Chơi đùa trong mưa

Cùng nhau chạy dưới mưa hay ngồi trên cỏ ướt là những trải nghiệm không phải bé nào cũng được trải qua vì nhiều mẹ sợ con bị bẩn nên không cho con chơi những trò này. Tuy nhiên, mẹ hãy để con được trải nghiệm, ít nhất là một lần để tuổi thơ của con có nhiều màu sắc hơn, vui vẻ hơn và quan trọng hơn cả là trẻ được thỏa sức thể hiện cá tính của mình. Nếu mẹ luôn luôn bao bọc trẻ trong sự an toàn của mình thì trẻ sẽ chẳng thể ứng phó được những biến cố bất ngờ ập đến. Hãy để trẻ có cơ hội trải nghiệm để con không bị ngợp với những sự vật, sự việc quá đỗi quen thuộc khi lớn lên.

20. Để bé làm ông chủ (đôi lúc)

Thi thoảng mẹ hãy để con là người quyết định một việc gì đó. Ví dụ, con chọn chiếc váy hồng hay chiếc yếm bò, con chọn chiếc bát sứ hay bát nhựa. Khi đã ra quyết định thì bé sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Bài học rút ra: Con không thể làm việc qua loa, đại khái vì chính con sẽ là người chịu hậu quả cho những quyết định bồng bột của mình, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định để sau này không cảm thấy tiếc nuối nha con.

21. Mặc đồ

Chúng ta sẽ chơi trò giả danh khi cho con mặc đồ của bố (có thể là quần áo cũ của bố) để xem con có thể tưởng tượng đến nhường nào nhé.

22. Chơi lại đồ chơi lần nữa đi

Mách mẹ 27 trò chơi giúp bé thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa

Đôi khi chơi lại những đồ chơi cũ sẽ giúp bé hồi tưởng lại những ngày trước đó và biết đâu bé sẽ nhận ra sự thay đổi của bản thân qua những món đồ chơi mình đã từng thích thú.

23. Hỏi bé về cảm xúc

Những lúc hai mẹ con ngồi tâm sự với nhau hãy để bé được thủ thỉ bên tai mẹ về cảm xúc của con, những thay đổi trong suy nghĩ cũng như sự trưởng thành của con đang ngày càng làm mẹ ngạc nhiên hơn đó. Cảm xúc là điều khó nắm bắt và kiểm soát nhất. Chính vì vậy, nếu mẹ bỏ qua những cuộc trò chuyện với bé thì tức là mẹ đang ngày càng không hiểu con mình đó, nhất là giai đoạn dậy thì, tâm lý trẻ thay đổi rất nhiều. Việc chia sẻ cảm xúc với con sẽ giúp con có được sự tư vấn và định hướng đúng đắn hơn.

24. Săn côn trùng

Hãy cùng nhau chơi trò thợ săn để bé được đóng vai thợ săn đi săn những loại côn trùng vô hại như châu chấu, bướm, chuồn chuồn … Để bé có cơ hội thể hiện bản thân trong chính vai diễn của mình.

25. Để bé làm việc

Mẹ có thể để bé giúp mình phân loại quần áo hoặc chọn đồ của chính mình. Dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen thu gọn quần áo trước khi bỏ vào tủ đồ đó.

26. Đeo kính mắt có màu

Bé sẽ rất thích thú khi được chọn màu kính cho mẹ đó, bé sẽ cảm thấy mình thật giỏi khi chọn kính cho mẹ, những niềm vui nho nhỏ này sẽ tạo thành những thành công to lớn sau này.

27. Học về lượng

Trò chơi này có thể học khi tắm cho trẻ, mẹ có thể lấy những chiếc cốc với những kích cỡ khác nhau và cho trẻ đổ nước từ cốc này sang cốc kia. Ban đầu trẻ có thể đổ thừa hoặc thiếu, sau những lần đó mẹ hãy giải thích cho con rằng đâu là cốc to, đâu là cốc nhỏ để con biết được cốc cũng có các kích cỡ khác nhau, con cần lựa chọn chiếc cốc phù hợp nhất với mình.

Theo Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *