Mách mẹ cách đọc dấu hiệu của thai nhi qua từng cú đạp

Vào khoảng giữa quý thứ 2 của thai kỳ, các mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng những chuyển động của em bé. Một thắc mắc chung mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải đó là vì sao có những lúc con đạp nhiều nhưng có những khi lại nằm im? Liệu thai nhi đạp có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Mẹ hãy cùng Bibo Care khám phá những chuyển động của thai nhi và những thông điệp bé muốn gửi đến mẹ nhé!

Thai nhi biết đạp từ khi nào?

Thai nhi đã bắt đầu chuyển động ngay từ tuần thứ 8 thai kỳ. Tuy nhiên những chuyển động lúc này chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm vì còn quá yếu để mẹ có thể cảm nhận được.
Tuy nhiên, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động này sau 16 – 18 tuần. Để cảm nhận được, mẹ cần phải hết sức chú ý. Có nhiều mẹ đã bỏ lỡ lần đá chân đầu tiên của bé. Ở giai đoạn đầu, chuyển động của bé thường chỉ thoảng qua như cơn gió hoặc như cái búng nhẹ trong bụng.
Một số mẹ sau 24 tuần cảm nhận bé đạp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, có những mẹ may mắn đã cảm nhận được những chuyển động của bé từ tuần 13.
 thai nhi đạp
                                         Thai nhi chuyển động từ tuần thứ 8 thai kì

Ngoài đạp, thai nhi còn biết làm gì?

Chúng ta đều biết rằng khi thai nhi phát triển, bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Thực tế, bé không chỉ đá mà còn thực hiện các động tác khác như quơ tay, nhào lộn và nhiều cử động khác nữa. Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là “em bé đạp”.

Thai nhi có bị kích thích từ môi trường bên ngoài không?

Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh, ánh sáng, hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.

Bé đạp nhiều hơn khi nào?

Một em bé khỏe mạnh phát triển với một tốc độ bình thường có thể đạp đến 20 lần mỗi ngày. Thông thường chúng sẽ đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ; hoặc để phản ứng với một âm thanh lớn.
Thai nhi đạp nhiều có cần phải lo lắng?
                                            Thai nhi đạp nhiều có cần phải lo lắng?

Cần làm gì khi thai nhi giảm số lần đạp?

Nếu mẹ thấy em bé giảm cử động, rất có khả năng thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ nên đi siêu âm, xét nghiệm và đo tim thai để tìm ra nguyên nhân nhé. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những bất thường sẽ làm tăng khả năng sống sót của thai nhi.
Trên thực tế, em bé ít đạp hơn không có nghĩa là tính cách bé trầm lặng. Bé ít đạp có nghĩa là bé cần được giúp đỡ. Nếu sau một khoảng thời gian dài bé không đạp, đây là vấn đề đáng lưu ý.

Có phải lúc nào thai nhi cũng chuyển động?

Mẹ cần biết rằng, đôi khi bé cũng muốn nghỉ ngơi trong tử cung một khoảng thời gian. Nếu thời gian nghỉ này nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ có thể chưa cần lo lắng. Ngoài ra, sau tuần thai thứ 36, có thể thai nhi đạp ít đi do bụng mẹ đã trở nên chật chội.
Trên đây là những kiến thức về thai nhi đạp cho mẹ bầu. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ hiểu hơn phần nào về con yêu. Ở BiBo Mart thường xuyên tổ chức các lớp học tiền sản. Ba và mẹ có thể đăng kí tại Lớp học tiền sản BiBo Mart để có thêm thông tin về chăm sóc mẹ và bé nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *