Mách mẹ cách tốt nhất để phòng tránh virut zika

chứng bẹp đầu ở trẻ
Mới đây, Bộ Y tế Việt Nam tỏ ra lo ngại về khả năng xuất hiện loài virus ăn não người nguy hiểm ở trong nước có tên Virus Zika. Vì thế các mẹ bầu hãy tìm hiểu các dấu hiệu cũng như cách phòng tránh của căn bệnh này để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi trong bụng nhé!
1. Virus Zika nguy hiểm như thế nào?
Theo công bố của WHO Virut Zika chính thức trở thành trường hợp y tế cộng đồng khẩn cấp (cùng hạng mục với dịch Ebola trước đây). Zika được xác định là có liên quan đến dị tật teo não khiến trẻ sinh ra với phần não không phát triển bình thường, hay còn gọi là tật “đầu nhỏ bất thường”. Tính từ tháng 10/2015, tại Brazil đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp đầu nhỏ. Tại khu vực châu Á, xung quanh nước ta như Australia, Thái Lan, Indonesia… cũng đã ghi nhận các ca bệnh.
Theo giáo sư Christina Therese Leonard chuyên nghiên cứu về các loại bệnh truyền nhiễm của Mỹ: “Loài virus nguy hiểm này tuy chỉ gây triệu chứng nhẹ ở người, nhưng đặc biệt có thể gây dị tật “bệnh đầu nhỏ” ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị bệnh này có khả năng nhận thức và chậm phát triển, nhiều bé còn bị động kinh”.
Virut Zika gây ra căn bệnh teo não ở trẻ sơ sinh
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã cảnh báo tình trạng Virut Zika hoàn toàn có thể xâm nhập vào Việt Nam. Bởi muỗi mang virut này là loại muỗi làm lây lan sốt xuất huyết, nhất là sau thời gian sắp nghỉ Tết nguyên đán – nhu cầu di chuyển và đi lại của những người từ vùng có dịch trở về nước tăng cao.
Vì những tác động kinh hoàng của Zika lên thai nhi, nên mẹ bầu cần hết sức cẩn thận trong thời gian này.
2. Các triệu chứng khi nhiễm Virut Zika
Giám đốc bộ phận y học bào thai thuộc Nhóm y tế Sức khỏe Spectrum (Mỹ) khẳng định hầu hết mọi người không biết mình đang nhiễm bệnh, do virus Zika rất khó để nhận biết. Thông thường, các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, nổi mẩn đỏ, đau khớp và đau mắt… rất dễ nhầm với cảm thông thường và sốt xuất huyết.
Thậm chí, 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh không biết mình đang nhiễm virus. Nếu có những biểu hiện bệnh trên thì nên đến gặp bác sĩ và thực hiện xét nghiệm và khẳng định chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.
3. Cơ chế truyền bệnh của Virus Zika
Cơ chế truyền bệnh của Virus Zika được truyền qua muỗi vằn (loại muỗi gây ra bệnh sốt xuất huyết) và hiện chưa có thuốc chữa.
Muỗi vằn – vật trung gian truyền bệnh số xuất huyết và virut Zika
Phương thức lây truyền chủ yếu qua muỗi, có thể qua đường máu mẹ sang con hoặc ít thấy hơn là quan hệ tình dục. Virus còn dẫn đến hội chứng Guillain-Barre, một rối loạn tê liệt hiếm gặp. Đối tượng bị Zika đe dọa nhiều nhất là phụ nữ đang mang thai và đứa trẻ trong bụng.
4.Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh virus Zika?
Với phụ nữ đang mang thai:
– Vì biểu hiện của người bị nhiễm virus Zika thường không rõ ràng cho đến khi em bé được sinh ra, mẹ bầu cần tránh xa khỏi những vùng trung tâm dịch bệnh. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm virus zika thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.
– Ở đây, mẹ bầu sẽ được kiểm tra máu. Nếu dương tính với virus, mẹ sẽ được siêu âm để kiểm tra những dấu hiệu của bệnh đầu nhỏ hoặc biểu hiện thiếu canxi trong xương sọ của thai nhi. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm qua dịch màng ối để kiểm tra liệu thai nhi có nhiễm virus Zika hay không.
– Nếu kết quả âm tính, mẹ vẫn sẽ được siêu âm để kiểm tra những dấu hiệu hội chứng teo đầu ở trẻ. Nếu không có 2 triệu chứng này, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ dùng thêm phương pháp xét nghiệm dịch màng ối để đảm bảo chính xác nhất.
Với những mẹ đang có bầu nhưng vẫn phải di chuyển đến những nước trong danh sách cảnh báo, mẹ bầu nên sử dụng những sản phẩm chống côn trùng an toàn cho người mang thai. Mẹ bầu cũng nên nhớ mặc áo dài tay đồng thời xịt thuốc chống côn trùng lên quần áo.
Nếu có thể, hãy mắc màn trước khi đi ngủ. Muỗi mang virus Zika chủ yếu hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc và vào buổi chiều trước khi mặt trời lặn.
Đối với phụ nữ chuẩn bị có kế hoạch mang thai:
Nếu đang lên kế hoạch có con và đang sống hoặc mới trở về từ các nước trong danh sách cảnh báo, chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng 1 tháng.
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng vi-rút Zika cũng như không có điều trị đặc hiệu với vi-rút này, do đó để phòng tránh thì biện pháp quan trọng nhất là phòng muỗi đốt. Loại muỗi truyền vi-rút Zika là muỗi Aedes hoạt động vào ban ngày và lúc nhập nhoạng tối, do đó phụ nữ mang thai cần chú ý phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, bôi thuốc xua côn trùng, đi ngủ nằm màn, loại bỏ hoặc che đậy các vật dụng chứa nước đọng trong nơi sinh sống để ngăn chặn muỗi sinh sản và phát triển. Đặc biệt là với những bà Mẹ đang mang thai và trẻ nhỏ, cần nhận được sự ưu tiên bảo vệ hơn bao giờ hết.
Sử dụng sản phẩm chống muỗi là cách tốt nhất để phòng tránh Virut Zika
Sử dụng sản phẩm chống muỗi an toàn với cả Mẹ bầu và trẻ nhỏ là cách tốt nhất để chống lại cả những loài muỗi vằn gây bệnh nguy hiểm nhất.
Chống muỗi thương hiệu Chicco thành phần tự nhiên, hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ cây bạch đàn Úc có tác dụng chống lại cả những loài muỗi gây bệnh nguy hiểm nhất như muỗi Hổ Châu Á (tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết, viêm não,…)
Chống muỗi Chicco KHÔNG DEET, thành phần tự nhiên với hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ cây Bạch đàn Úc có tác dụng chống được các loại muỗi nguy hiểm như muỗi Hổ châu Á (hay còn gọi là muỗi Aesdes/ Muỗi Vằn – tác nhân truyền bệnh Sốt xuất huyết, Viêm não…) sẽ là bảo vệ Mẹ, Bé và cả gia đình khỏi SXH.
Sản phẩm được Viện vệ sinh dịch tễ TW kiểm định an toàn cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, được Bộ Y tế Việt Nam và cơ quan quản lý trên 100 quốc gia cấp giấy phép lưu hành, đặc biệt được sản xuất tại Ý sẽ giúp bạn luôn an tâm để sử dụng cho Bé và cả gia đình.
Hãy chủ động phòng chống virut Zika ngay Mẹ nhé!
=>>> Để tham khảo các sản phẩm chống muỗi Chicco, mẹ có thể xem tại đây:https://bibomart.com.vn/search/index.html?q=ch%E1%BB%91ng+mu%E1%BB%97i+chicco&cat=
Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *