Mách mẹ mẹo xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường khó thở, quấy khóc nhiều. Các mẹ cần phải thật cẩn thận vì điều này sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi vào ban đêm. Hãy xem bài viết này ngay để xem nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhé!

 

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là tình trạng đường mũi bị tắc bởi dịch nhầy, gây khó khăn cho việc thở. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, con sẽ phải thở bằng miệng. Điều này dẫn đến việc trẻ khó ngủ và giảm khẩu vị. Hầu hết, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là:
  • Bệnh cảm cúm hoặc các loại bệnh do vi rút làm bé ho và ngạt mũi.
  • Viêm xoang mũi ở trẻ sơ sinh cũng là nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi cho trẻ sơ sinh.
  • Trẻ mọc răng sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh miệng, mũi, khiến bé khó thở hơn.
  • Chất dịch khô gây tắc mũi, ngạt mũi.
  • Thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp.
  • Trẻ bị dị ứng với bụi bẩn, các chất kích thích, mỹ phẩm hoặc thức ăn.
trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Ngạt mũi về đêm thường gây nguy hiểm cho con nếu mẹ không chú ý và có cách xử lý kịp thời. (Ảnh minh họa)

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi 

Massage cho bé

Massage cũng là một cách để kích thích hệ hô hấp của bé. Mẹ có thể massage ngực cho con bằng tinh dầu dành cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ có tác động hỗ trợ trẻ hô hấp tốt hơn.

 

Cho con nằm đúng tư thế

Tư thế ngủ cũng có ảnh hưởng đến đường thở của trẻ. Mẹ tránh cho con nằm sấp khi ngủ. Bởi nằm sấp sẽ khiến các cơ quan bị chèn ép, khiến trẻ bị nghẹt thở, giảm lưu thông không khí. Mẹ có thể cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp để tránh nghẹt thở, thuận lợi cho đường hô hấp. Đặt bé nằm ngủ với tư thế đầu cao hơn thân sẽ giúp bé dễ thở hơn. Mẹ có thể kê gối cao hơn hoặc đặt bé nằm trên cũi hơi nghiêng phần đầu.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ

Khi sử dụng điều hòa hoặc thời tiết hanh khô, đặc biệt vào mùa đông, độ ẩm rất thấp dễ làm bé mắc các bệnh về đường hô hấp như ngạt mũi, viêm họng,… Việc đặt một máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ có thể làm tăng độ ẩm cho không khí. Đồng thời giúp con thở dễ dàng qua các đường dẫn mũi khô và tắc nghẽn.

 

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Massage ngực sẽ giúp bé điều hòa hô hấp, dễ thở hơn. (Ảnh minh họa)

Sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ

Đối với những trẻ bị sổ mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Việc lấy các chất nhầy ra khỏi mũi sẽ giúp đường thở thông thoáng và hô hấp dễ dàng hơn. Mẹ nên chọn những sản phẩm hút mũi làm bằng chất liệu an toàn, dễ sử dụng, không làm tổn tương đến niêm mạc mũi khi vệ sinh mũi cho con.

 

Sử dụng nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý có tác dụng làm mềm chất nhầy, đào thải dịch nhầy, thông mũi, làm sạch và sát trùng hiệu quả. Các mẹ nên nhỏ mũi từ 3 đến 5 lần/ngày, tối đa 4 ngày liên tiếp để đảm bảo có tác dụng tốt. Tuy nhiên, các mẹ nên cẩn thận, việc nhỏ nước muối sinh trong thời gian dài dễ làm khô mũi khiến mũi trẻ nhạy cảm hơn. Vì thế không nên quá lam dụng nước muối sinh lý bố mẹ nhé.

 

 

Mẹ đừng quên vệ sinh và làm sạch mũi cho con thường xuyên để đường thở thông thoáng, hô hấp dễ dàng hơn nhé. Hãy thường xuyên ghé thăm Cẩm nang Mẹ & Bé để cập nhật những thông tin hữu ích khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục