Mách mẹ dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương hay béo phì

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Đối với trẻ nhỏ, việc theo dõi cân nặng và chiều cao phần nào phản ánh được sự phát triển của bé về mặt thể chất. Chững cân liệu có phải dấu hiệu suy dinh dưỡng hay tăng cân liên tục có phải dấu hiệu béo phì? Làm sao để nhận biết sớm nhất tình trạng trên?

 

dấu hiệu suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ
Suy dinh dưỡng hay béo phì là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ.

1. Trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng

Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ khi bị suy dinh dưỡng là trẻ vẫn ăn, chơi, học tập và sinh hoạt như bình thường nhưng cân nặng không thay đổi hoặc gầy đi. Mẹ có thể xác định con có dấu hiệu suy dinh dưỡng hay không dựa vào thể trạng của từng bé. Khó có thể nhận ra trẻ gầy đi một chút nếu ngày nào bố mẹ cũng nhìn thấy con hàng ngày. Vì vậy, mẹ hãy kiểm tra cân nặng và chiều cao của bé theo từng kỳ bằng cách sử dụng cân và thước đo. Nếu con sụt cân đột ngột  nhìn thấy ràng bằng mắt thường thì thể con đã gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe rồi.

 

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng theo từng thể mẹ phải biết

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ

  • Trẻ bị rụng tóc, da sạm, suy giảm mô cơ hoặc tính tình trẻ trở nên lãnh đạm hơn.
  • Bé ăn kém, bỏ ăn và lười ăn hơn bình thường trong thời gian dài.
  • Rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, tiêu chảy khiến bé gầy đi. Cơ thể bé dễ bị phù hoặc bị teo hay bắt đầu có những dấu hiệu của việc thiếu vitamin A gây hiện tượng quáng gà, khô giác mạc. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến loét giác mạc.

 

Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì các lớp mỡ dưới da của bé sẽ dần teo lại, các mô cơ sẽ teo, chảy xệ cản trở sự vận động của bé. Trẻ thấp còi cũng có nguy cơ suy dinh dưỡng vì phát triển chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chiều cao, vóc dáng của trẻ còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Bố mẹ muốn con cao lớn thì nên cho bé uống nhiều sữa, ăn nhiều thực phẩm bổ sung nhiều canxi. Đồng thời kết hợp chơi các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ để kích thích tăng trưởng chiều cao.

 

Xem thêm: Top 7 sữa tăng chiều cao tốt nhất 2023

Những chỉ số giúp mẹ khẳng định bé có bị suy dinh dưỡng hay không

Cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi:

  • Trẻ sơ sinh vừa chào đời: 2,5-3,2kg
  • Trong 6 tháng đầu, cân nặng trung bình mỗi tháng bé tăng 700g
  • 6 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng khoảng 300g
  • Khi trẻ được 12 tháng cân nặng tăng gấp 3 lần so với khi sinh

Cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ tăng theo từng tháng. Nếu như mẹ thấy bé không tăng cân vài tháng liên tiếp thì nên đưa con đi gặp bác sỹ để nhận được sự tư vấn tốt nhất cho tình trạng hiện tại của bé.

Mẹ làm gì khi biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Nếu trẻ mới ở giai đoạn đầu của suy dinh dưỡng, mới chững cân hoặc giảm cân ở mức nhẹ thì mẹ chỉ cần thay đổi khẩu phần ăn của trẻ để có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Trẻ sẽ tăng cân lành mạnh nếu như ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nghiêm trọng hơn thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị.

 

dấu hiệu suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ
Mẹ cần thay đổi khẩu phần ăn của trẻ để có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn.

Xem thêm: Chế độ ăn tuyệt vời dành cho trẻ có dấu hiệu sụt cân “suy dinh dưỡng”

2. Trường hợp trẻ bị béo phì

Dấu hiệu nhận biết bệnh béo phì ở trẻ

Những dấu hiệu về trẻ béo phì thường dễ nhận biết hơn suy dinh dưỡng.

  • Trẻ thích có thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn ngọt, thích các món dầu mỡ, không thích ăn rau.
  • Bé tăng cân liên tục, tháng nào cũng tăng nhiều. Thậm chí mẹ có thể nhận thấy bé béo lên rõ rệt nữa.
  • Trẻ có vẻ ngoài dễ nhận thấy: má phúng phính, bụng ngấn mỡ, quá bụ bẫm và thích ăn.
  • Trẻ béo phì sẽ nhanh mệt khi vận động như chạy nhảy, ngủ nhiều, dễ đổ mồ hôi …
dấu hiệu suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ
Trẻ bép phì thường có vẻ ngoài mũm mĩm, má phúng phính, bụng ngấn mỡ, quá bụ bẫm 

Xác định mức độ béo phì của trẻ như thế nào?

 

Dựa vào chỉ số BMI để xác định tình trạng cân nặng của trẻ

Chúng ta sẽ dựa vào chỉ số BMI: BMI = cân nặng/(chiều cao)2

BMI của trẻ nếu lớn hơn 85th thì xác định bị béo phì.

Khi trẻ béo phì mẹ cần làm gì?

  • Thay đổi chế độ ăn của trẻ: Việc mẹ phải làm lúc này kiểm soát thói quen ăn uống của trẻ. Thay cho trẻ ăn theo sở thích như trước đây, hãy tích cực bổ sung rau, trái cây tốt cho sức khỏe. Đồng thời thay đổi hướng dinh dưỡng của trẻ để tránh tình trạng thừa chất.
  • Khuyến khích trẻ vận động: Quản dinh dưỡng để trẻ duy trì sức khỏe tốt. Nhưng bên cạnh đó, trẻ cần tập thể dục, thể thao hoạt động thể chất để tiêu hao năng lượng của thể. Điều này giúp trẻ giảm béo phì lành mạnh có được một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

Xem thêm: Mách mẹ cách bổ sung chất béo cho trẻ béo phì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục