Mỗi giai đoạn trong thai kỳ đều có những điểm lưu ý riêng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần phải học cách thích nghi với những thay đổi hoàn toàn mới của cơ thể. Vậy mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Mời mẹ cùng đón đọc bài viết do chuyên gia Bibo Mart tổng hợp dưới đây!
1.1. Trong 3 tháng đầu, thai nhi lấy dinh dưỡng từ đâu?
Quá trình hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ của bé có những tín hiện đầu tiên từ ba tháng đầu thai kỳ. Lúc này, thai nhi rất cần một nguồn dưỡng chất dồi dào lấy từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ trong những tháng đầu sẽ quyết định rất lớn đến sự phát triển của em bé trong bụng.
1.2. Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để biết em bé trong bụng có đang phát triển ổn định hay không:
Xuất hiện hiện tượng khó tiêu, ợ nóng. Đây chính là dấu hiệu cho thấy nội tiết tố vẫn đang hoạt động bình thường; có tác dụng làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Cân nặng của mẹ tăng dần đều. Nếu như cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất; thì mẹ bầu có thể yên tâm rằng cả cơ thể mình và con yêu đều đang phát triển rất tốt.
Triệu chứng ốm nghén xuất hiện. Các chuyên gia khẳng định là tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố cần thiết để cho thai nhi phát triển. Những biến đổi đột ngột của hormone sẽ khiến mẹ thường xuyên buồn nôn, mệt mỏi và thèm ngủ trong vài tuần.
Huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định. Khi huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định, bạn có thể yên tâm rằng chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ sẽ khó xảy đến. Nếu như hai chỉ số này chuẩn, chứng tỏ là bà bầu đang ăn uống và luyện tập rất lành mạnh đấy!
1.3. Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có bị sao không?
Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng khi bầu 3 tháng đầu sẽ chia làm 2 trường hợp. Đó là đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm.
Trường hợp đau bụng bình thường:
Trong 3 tháng đầu, chị em thường gặp chứng đau bụng lâm râm. Đây là biểu hiện của việc trứng đang làm tổ. Do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Bên cạnh đó, tháng đầu của thai kỳ, bụng của thai phụ thường có cảm giác căng tức; đặc biệt là bị đau vùng bụng dưới. Hiện tượng này là do thai đang tìm cách bám vào tử cung, không có gì đáng lo ngại.
Đến khi thai nhi lớn dần lên một chút, cảm giác đau bụng là do căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung. Hiện tượng này càng rõ khi thay đổi tư thế, khi ngồi xổm và lúc đứng dậy; hay khi mẹ ho, hắt xì.
Trường hợp đau bụng nguy hiểm:
Nếu cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng, đau dữ dội; đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mang thai ngoài dạ con.
Cơn đau bụng kéo dài, vùng bụng bị co thắt, kèm theo hiện tượng ra huyết khi mang thai có thể là triệu chứng sảy thai.
Nếu không may gặp phải những triệu chứng này có nghĩa là tính mạng của người mẹ và em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm. Cần có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc.
1.4. Vóc dáng bà bầu thay đổi trong 3 tháng đầu thai kỳ thế nào?
Tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung đã giãn nở của bạn bắt đầu nhô lên khỏi vùng chậu. Đây sẽ là nơi chứa thai nhi trong suốt thai kỳ của mẹ.
Tăng kích thước ngực, quầng vú thâm. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, ngực của mẹ đã có những dấu hiệu đầu tiên của việc sản xuất sữa. Những biến đổi về nội tiết tố sẽ khiến ngực mẹ nhạy cảm và đầy đặn hơn.
Tăng cân đều đặn. Tăng khoảng 10-14kg trong suốt thai kỳ chứng tỏ cơ thể mẹ rất khỏe mạnh và ổn định. Cân nặng của mẹ thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên; thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng.
1.5. Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Khi biết tin mình có thai, hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua đủ các cung bậc cảm xúc. Từ hạnh phúc vỡ òa đến lo lắng về nhiều thứ cần phải sắm sửa cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, 3 tháng đầu tiên hẳn sẽ đem tới cho mẹ nhiều bất ngờ nhất.
Bên cạnh niềm vui, những áp lực của lần mang thai đầu tiên cũng đủ khiến mẹ bầu gục ngã. Gần như không mẹ bầu nào có thể lường trước được hết những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ.
Tâm lý bất ổn của mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu là do những mỏi mệt về thể chất. Chính sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén, buồn nôn; có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn; hay cáu gắt khó chịu, lo lắng…
Dùng que thử thai để kiểm tra 1, 2 lần khi bạn phát hiện mình trễ kinh. Bước kiểm tra này sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về việc mình có thai hay không. Bởi một số phụ nữ hiếm muộn thường có ám ảnh tâm lý đến nỗi xuất hiện những triệu chứng mang thai giả mà không hề thử thai. Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lẫn tinh thần của bạn.
2.2. Kiểm tra bảo hiểm y tế
Bảo hiểm sẽ chi trả cho những lần thăm khám, xét nghiệm khi bạn mang thai và sinh con. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, hãy kiểm tra kỹ những thông tin về bảo hiểm y tế và tìm hiểu bệnh viện nào thích hợp nhất ngay từ những ngày đầu mang thai.
2.3. Khám thai
Bạn không cần khám thai quá nhiều lần. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên bỏ lỡ mốc siêu âm quan trọng ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ. Lần khám đầu tiên sẽ rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của người mẹ và loại trừ nguy cơ dị tật, bệnh hiểm nghèo ở thai nhi. Khi đi khám, mẹ cũng có thể được giải đáp những thắc mắc về chuyện mang thai, làm mẹ bởi các chuyên gia.
2.4. Cố gắng ăn uống đầy đủ
Dù đang phải chịu đựng tình trạng ốm nghén, bạn vẫn nên cố gắng đảm bảo chế độ ăn uống đủ dưỡng chất trong 3 tháng đầu. Trong 3 tháng đầu, thai phụ nên đạt mức tăng cân lý tưởng từ 0,9 tới 2,3 kg. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 10-18g protein, tương ứng với 50-100gr thịt, cá hoặc 1 – 2 ly sữa bầu mỗi ngày.
Mẹ cũng cần bổ sung thêm chất sắt để tăng cường máu; acid folic (vitamin B9) để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống ở trẻ. Hai chất này có trong các loại rau có màu xanh thẫm và thịt đỏ. Ngoài ra, cần bổ sung vitamin B12 và vitamin C; nhằm giúp phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, giúp nhau thai bền chắc.
2.5. Uống nước
Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần uống từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Hãy bắt đầu thói quen này ngay khi mới mang thai. Bởi khi bắt đầu mang thai, hormone thay đổi liên tục dễ làm ảnh hưởng đến việc tiết mồ hôi của cơ thể. Mẹ dễ bị mất nước, mệt lả ngay cả khi không hoạt động nhiều.
2.6. Đi ngủ sớm
Bạn có thể cảm thấy kiệt sức hơn nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng. Giai đoạn đầu thai kỳ sẽ khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ. Hãy đáp ứng nhu cầu đó của cơ thể để không bị cơn ốm nghén đánh gục nhé!
2.7. Nghĩ về thời điểm bạn thông báo tin vui cho mọi người
Một số mẹ bầu đã thông báo tin vui ngay lập tức. Những người khác thì chờ đến ba tháng tiếp theo, khi mà rủi ro về sảy thai đã không còn nữa. Tùy theo sự chuẩn bị về tâm lý của cả hai vợ chồng, hãy thống nhất một dịp để thông báo tin mừng đến gia đình và bạn bè nhé!
2.8. Uống bổ sung viên vitamin tổng hợp
Axit folic là một trong những dưỡng chất cần thiết nhất trong quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tìm kiếm loại viên uống vitamin phù hợp với tình trạng cơ thể của mình.
2.9. Đảm bảo các loại thuốc bạn đang sử dụng an toàn
Nhớ hỏi bác sỹ về đơn thuốc hoặc những loại thuốc không kê toa mà bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi. Một số loại thuốc có thể dùng bình thường khi bạn không có thai; nhưng lại gây ảnh hưởng xấu khi em bé xuất hiện.
2.10. Tìm hiểu những dấu hiệu nguy hiểm
Bạn nên cảnh giác với những dấu hiệu như đau bụng, ra máu bất thường hay tình trạng mệt mỏi quá độ trong giai đoạn này. Bởi đây là thời điểm thai nhi đang dần thành hình; dễ xảy ra các trường hợp như xảy thai, mang thai ngoài tử cung,… Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này sẽ giúp bác sĩ ngăn chặn kịp thời các tình huống xấu.
2.11. Mua quần áo, đồ lót bầu
Quần áo và đồ lót cho bà bầu có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng thoải mái đấy. Mặc dù trong 3 tháng đầu, mẹ chưa cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của cơ thể khi mang thai; nhưng mẹ vẫn nên chuẩn bị một vài món đồ rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi để mặc hàng ngày. Không nên mặc những bộ đồ quá bó, không co giãn, nhất là ở vùng bụng.
Liên lạc với các bà bầu mang thai cùng giai đoạn với bạn để chia sẻ kinh nghiệm. Những kiến thức, kỹ năng về việc làm mẹ được chia sẻ trên các hội nhóm này có thể sẽ khiến mẹ thấy yên tâm hơn. Tuy nhiên, mẹ nên có sự chọn lọc để không tham gia vào những hội nhóm kém chất lượng, chia sẻ thông tin sai lệch nhé!
2.13. Chuẩn bị đặt tên cho bé
Bạn có cả tá thời gian để quyết định xem bé sẽ có tên là gì. Thế nhưng việc nghĩ ra những cái tên hay cho con yêu cũng sẽ khiến mẹ bầu vui vẻ, tích cực hơn. Mẹ cũng có thể đặt trước những cái tên ở nhà cho bé nếu chưa thể biết giới tính thật của con trong 3 tháng đầu tiên.
2.14. Chuẩn bị về mặt tài chính
Để có thể chăm lo toàn diện cho bé, cha mẹ nên lên kế hoạch về những chi phí trước và sau khi sinh con. Những chi phí đó bao gồm quần áo, thức ăn, tã, đồ chơi,… ít nhất là trong 5 năm đầu đời của con.
Trong 3 tháng đầu kể từ khi biết mình mang thai, người mẹ thường có xu hướng lo lắng, suy nghĩ nhiều về tương lai của em bé. Đôi khi điều đó có thể khiến mẹ bị căng thẳng quá mức. Bạn nên chủ động nói ra những điều mình lo lắng hoặc mong chờ cùng ông xã.
3. Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì?
3.1. Tránh xa khói thuốc lá và chất kích thích
Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sảy thai và sinh non. Điều này cũng tương tự với việc tiêu thụ các chất kích thích như rượu bia, cafe, trà,… Do đó, mẹ mang thai 3 tháng đầu cần tuyệt đối tránh xa những chất này.
3.2. Cân nhắc chọn lựa thực hiện những xét nghiệm thích hợp
Nhiều bài kiểm tra, xét nghiệm có thể cho bạn thêm thông tin về những rủi ro về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh. Tuy vậy, không phải xét nghiệm nào cũng cần thiết. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định chọn hình thức kiểm tra cho mình.
3.3. Phụ nữ có thai tránh làm việc nặng
Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến các khớp xương, dây chằng và liên kết cơ của bạn lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Bạn sẽ cảm thấy mình yếu sức hơn, dễ mệt hơn và luôn nhức mỏi mọi thời điểm trong ngày. Vì vậy, đây không phải là lúc để bạn thử sức mạnh của mình với những việc bưng bê, mang vác nặng nhọc. Hãy để người đàn ông khoẻ mạnh của bạn làm những việc ấy.
3.4. Không tắm hơi hay tắm bồn nước quá nóng
Hiệp hội mang thai tại Mỹ đã cảnh báo rằng, bà bầu tắm nước nóng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề rủi ro trong quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể, ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm thân nhiệt của bà bầu tăng cao; thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng, vượt quá mức nhiệt độ bình thường.
Các nghiên cứu còn cho thấy, nếu nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và trí não của thai nhi. Do đó, các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nóng trong thời gian dài.
3.5. Tránh tập một số tư thế yoga
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải kiểm tra với bác sĩ của bạn để xem bạn có thể bắt đầu hoặc tiếp tục tập yoga hay không. Một khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ, bạn phải thông báo cho người hướng dẫn yoga của bạn về việc mang thai.
Bạn có thể không có quá nhiều hạn chế trong thai kỳ sớm này. Nhưng hãy tuân thủ các quy tắc khi bà bầu tập yoga để đảm bảo an toàn. Đảm bảo luôn hít thở sâu, đều trong mỗi động tác. Nếu cảm nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu nên ngừng tập ngay và tìm người hỗ trợ.
4. Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ?
Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là điều cấm kỵ tuyệt đối với một số phụ nữ. Đặc biệt là khi họ phải đối phó với các chứng buồn nôn, nôn mửa, và áp lực mệt mỏi khi mang thai. Những mẹ có khả năng sinh non, sảy thai không được khuyến khích gần gũi chồng.
Tuy nhiên với một số mẹ bầu, việc quan hệ khi mang thai vẫn có thể xảy ra; với điều kiện là sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường. Trong lúc quan hệ, người chồng cần chú ý nhẹ nhàng.