Mẹ cứu ngay kẻo muộn nếu trẻ có những dấu hiệu sau

Rất nhiều trường hợp trẻ em bị ốm, sốt hay gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe mà chỉ khi tình hình đã trở nên nghiêm trọng, cha mẹ mới phát hiện ra. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng, những căn bệnh này không đến một cách đột ngột mà hầu hết đều đã có những biểu hiện từ trước đó. Vì thế nếu cha mẹ phát hiện và phản ứng kịp thời, trẻ sẽ tránh được việc phải chịu đựng những nỗi đau đơn kéo dài và nặng nề.
1. Đỏ mặt, bồn chồn
Một đứa trẻ bình thường, không mặc quá nhiều quần áo hay tiếp xúc với nhiệt độ cao mà đột nhiên đỏ mặt không lý do, đặc biệt là sau khi ngủ trưa thì đó thường là dấu hiệu trẻ sắp bị sốt. Biểu hiện này càng rõ ràng nếu bé không chỉ đỏ mặt mà còn đỏ cả vùng tai. Để nhanh chóng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của cơn sốt sắp diễn ra, cha mẹ cần cho bé mặc đồ thoáng mát, uống thật nhiều nước ấm và đặc biệt là các loại nước cam, chanh giúp tăng sức đề kháng.
2. Bàn tay ẩm ướt
Cha mẹ đôi khi nắm bàn tay con mà thấy tay bé nóng, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi, đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ đang bị khó chịu đường tiêu hóa. Trong trường hợp này, người lớn nên cho bé ăn chế độ ăn nhẹ, tránh chất béo, các loại thực phẩm cao đạm, cao đường và những thực phẩm khó tiêu khác.
3. Miệng khô, môi đỏ
Trẻ em môi đỏ miệng khô có thể là dấu hiệu của viêm cổ họng. Khi trẻ có dấu hiệu này, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho con uống nhiều nước, thay đổi chế độ ăn uống sang dùng nhiều súp, cháo để làm mát cơ thể và tránh ăn đồ chiên, nóng
4. Lưỡi có lớp lông trắng dày
Trẻ sơ sinh bình thường lưỡi có lớp lông trắng mỏng, bề mặt lưỡi màu đỏ nhạt khỏe mạnh. Khi lưỡi bé xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi của bé đã bị bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, mẹ nên vệ sinh lưỡi thường xuyên cho bé mỗi ngày để phòng tránh vi khuẩn xâm nhập gây thêm bệnh.
5. Phân khô
Phân khô là biểu hiện của việc phân bị mất nước và ở quá lâu trong ruột già của trẻ. Nếu mẹ không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến táo bón nặng, khiến trẻ đại tiện khó khăn, đôi khi đau đớn và việc hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để phân của bé mềm trở lại bình thường, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây.
6. Chảy nhiều nước mũi
Trẻ đột ngột xuất hiện nhiều nước mũi là biểu hiện con đang bị cảm lạnh, có vấn đề ở đường hô hấp. Nếu nước mũi lúc đầu trong về sau đục. VA càng to thì nghạt mũi và chảy mũi càng tăng thì chứng tỏ trẻ có khả nặng bị viêm VA. Trong tình huống này, nếu mẹ không kịp thời xử lý, nước mũi có thể chảy xuống họng, lâu dần tạo thành đờm nhớt trong họng khiến bé bị ho. Khi thấy trẻ chảy nước mũi nhiều, cha mẹ cần hút mũi, làm sạch mũi và nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày. Hạn chế cho bé ăn các thức ăn lạnh và đưa trẻ đi khám khi bệnh có dấu hiệu không thuyên giảm.
7. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu
Mẹ nên ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thế của con 1 tháng một lần vào lúc tắm.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.
Theo Hà My (SN) (Khám Phá)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *