Mẹ hãy ghi nhớ 6 điều sau khi muốn chuẩn bị cho con ăn dặm

Chuyển sang ăn dặm thay vì chỉ bú sữa mẹ là sự thay đổi rất lớn đối với bé. Thế nhưng đây cũng là thời điểm khiến nhiều chị em mới lần đầu làm mẹ loay hoay giữa những câu hỏi về việc cho con tập ăn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để chuyên gia Bibo Care bật mí những điều cần nhớ khi chuẩn bị cho bé ăn dặm nhé!

1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Chuẩn bị cho bé ăn dặm
Khi nào cho trẻ ăn dặm?
Thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu làm quen với đồ ăn dặm là khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé; mẹ có thể du di chuyện ăn dặm từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 là muộn nhất. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn khi bé chưa được 4 tháng tuổi; bởi thời điểm này bé chưa hình thành phản xạ nhai, nuốt; hệ tiêu hóa cũng chưa hoàn thiện.
Các dấu hiệu chính xác nhất cho thấy bé đã sẵn sàng tiếp xúc với đồ ăn dặm chính là sự hào hứng. Bé thích gặm cắn đồ chơi; biết đòi khi nhìn thấy người lớn ăn; hoặc thích thú khi được cho ăn. Đó đều là những dấu hiệu cho thấy con đã có thể tiếp nhận thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ và sữa công thức.

2. Chọn phương pháp ăn dặm và lên thực đơn cho bé

Ngày nay, bên cạnh phương pháp ăn dặm truyền thống, có rất nhiều phương pháp mới mà mẹ có thể tham khảo như ăn dặm kiểu Nhật; ăn dặm tự chỉ huy,… Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé; quan điểm nuôi con; điều kiện, hoàn cảnh gia đình,… mà mỗi mẹ lại chọn một cách nuôi con riêng. Tuy nhiên, mẹ không nên cứng nhắc chỉ tuân theo duy nhất một phương pháp; hay ép buộc con ăn một cách cực đoan.

Để chuẩn bị cho bé ăn dặ, mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với các loại trái cây xay nhuyễn (sinh tố), rau và ngũ cốc. Khi làm ngũ cốc, mẹ có thể trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột; sao cho món ăn mềm mịn, dễ nuốt và dễ tiêu. Chưa nên cho bé ăn thịt ngay vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện; bé cũng chưa mọc đủ răng để nhai.

3. Cho bé ăn dặm kết hợp với uống sữa

Trong những tháng đầu tiên khi tiếp xúc với đồ ăn dặm, mẹ có thể phân bố những bữa ăn dặm xen kẽ bữa sữa của con. Khi bé lớn hơn, mẹ tăng dần số lần cho con ăn dặm lên; giảm tần suất bú sữa xuống. Điều này giúp bé tập làm quen dần với thức ăn mới; khi cai sữa sẽ dễ dàng hơn.

4. Nhận biết dấu hiệu bé đã no

Nếu em bé bắt đầu quay đầu đi khi mẹ xúc đồ ăn; hoặc bé bắt đầu ọe, trớ thì tức là bé của bạn đã ăn đủ no rồi đấy! Mẹ không nên ép con ăn thêm để tránh làm con bột thực; khiến bé không còn thích ăn dặm nữa.

5. Tập cho bé từ từ làm quen với thức ăn

Một số bé lúc đầu tỏ ra không thích thú với thức ăn dặm. Mẹ nên kiên trì tiếp tục cho bé tiếp xúc với đồ ăn dặm mỗi ngày cho đến khi bé quen với nguồn cung cấp chất dinh dưỡng mới này. Nếu sau nhiều lần thử mà bé vẫn không thích; mẹ nên loại bỏ món ăn đó ra khỏi thực đơn hàng ngày của con.

6. Lưu ý tình trạng dị ứng thực phẩm của bé

Tùy vào cơ địa mà bé có thể bị dị ứng với một vài thực phẩm nhất định. Nguy cơ này càng cao hơn nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng với thực phẩm đó. Khi bé của bạn xuất hiện những hiện tượng như: phát ban, sưng mặt, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy; đó có thể là dấu hiệu dị ứng. Mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ khi nhận thấy ở bé có một trong các biểu hiện này.
Cũng có những thực phẩm mà bé tuyệt đối không thể ăn. Mẹ nên tránh cho bé ăn mật ong cho đến khi 1 tuổi; tránh bơ đậu phộng cho đến khi bé 2 tuổi. Nên hạn chế cho bé ăn các loại thủy, hải sản như ốc, sò,… để tránh bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Chuẩn bị cho bé ăn dặm
Nguy cơ dị ứng của con có thể cao hơn nếu bố mẹ cũng có tiền sử dị ứng thực phẩm

Trên đây là 6 lời khuyên mà Bibo Mart muốn gửi đến các ông bố, bà mẹ khi chuẩn bị cho bé ăn dặm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ cho bé ăn dặm nhàn tênh; mà bé vẫn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!

Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *