Mẹ kiên trì làm thế này, con sẽ yêu sẽ ti bình trở lại

“Với trẻ mọi thứ đều là đồ chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi, mọi lúc đều là giờ chơi và mọi người đều là bạn chơi” chính là phương châm để mẹ Thu Thủy đến từ Hà Nội luyện ti bình thành công mỹ mãn cho con, mặc dù bé đã bỏ ti bình đã 5 tháng

Chị Thủy chia sẻ bé nhà chị bú mẹ trưc tiếp. Sắp đến thời điểm đi làm, những tháng trước đó thỉnh thoảng chị cũng vắt sữa ra để bé làm quen dần. Thậm chí chị còn dùng loại bình mà từ hồi sinh xong được tặng, chẳng có thương hiệu gì. Thế mà đùng cái bỗng nhiên bé tỏ thái độ gay gắt với bình sữa; chỉ cần đưa bình tới gần là bé quay ngoắt, “đánh đánh” cái bình, quấy khóc, ăn vạ… Cất đi thì cười toe cười toét. Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều mẹ sữa!

Còn 1 tháng nữa là phải đi làm, cũng như bao người mẹ khác chị Thu Thủy sốt ruột, lo lắng và căng thẳng đến độ lao vào “nhờ cậy” đến sự giúp đỡ của các loại bình thần thánh nhưng không ăn thua. Thế rồi chị cũng nghĩ đến các phương án khác như cho bé uống ly, bơm xi lanh (loại xi lanh uống thuốc có đầu như núm bình) hay đến chuyện mua bình thìa nhưng tất cả đều có vẻ không ổn.

Thay đổi phương pháp

Một ngày, tình cờ chị Thu Thủy xem được 1 clip của chị Trần Thị Ái Liên về kỷ luật không nước mắt, quá ấn tượng với quan điểm “Với trẻ mọi thứ đều là đồ chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi, mọi lúc đều là giờ chơi và mọi người đều là bạn chơi” . Chị Thủy nhận ra mình đã quá căng thẳng đến độ mất bình tĩnh, từ đó chị quyết định thay đổi hẳn phương pháp của mình

Chị tự gọi vui vui cách tập ti bình cho con mình là phương pháp “mềm xong cứng”

Chị không ép bé khiến bé mất thiện cảm với bình sữa, mà chỉ rửa sạch bình đi cho bé cầm chơi. Thời gian tập ti lại cũng là thời điểm bé thích cho “cả thế giới” vào mút mát. Chị chỉ cần hỗ trợ con đưa bình vào miệng. Được khoảng 2-3 ngày khi cảm thấy bé chịu chơi với bình hơn, chị bắt đầu cho ít sữa vào. Mỗi lần chắt khoảng 20-30ml, nếu bé không chịu ti thì đổ đi cũng đỡ phí!.

Sự hỗ trợ của người thân

Thời gian này, chị kết hợp để bà tập hộ, dặn bà không ép cháu, không để cháu sợ, vui vẻ, tự nhiên như đang chơi thôi. Những ngày này mỗi lần bé mút được 5-10ml là chị đã mừng rơi nước mắt rồi. Vì trước đó chỉ cần giơ bình ra trước mặt là bé đã phát hiện ra, phản đối thẳng thừng rồi. Cũng có hôm tiến bộ hơn, lên được đến 25-40ml nhưng cũng thất thường chưa thành bữa.

Đến ngày quay trở lại công việc, chị cho rằng đã kết thúc giai đoạn “mềm”. Kết quả thu được sau giai đoạn này là từ chỗ bé chối bỏ giờ đã chấp nhận bình. Ngày chị Thủy bắt đầu đi làm, giai đoạn “cứng” bắt đầu. Chị dặn bà dù bé đói cũng không đút thìa, để bé ti bình. Hai ngày đầu tiên bé quyết tâm nhịn cho đến trưa mẹ về để bú mẹ, nước mắt ngắn nước mắt dài (chị tranh thủ về chưa cho con bú – PV) . Ngày thứ 3 cũng chỉ mút chút ít. Lúc này ông bé bắt đầu không kiên nhẫn được nữa, sợ cháu đói nên yêu cầu bà đút thìa. Chị Thủy cảm thấy thời gian ấy, bé chưa hợp tác trong việc ăn dặm – ăn bằng thìa nên đút sữa thìa cũng không chịu là một điều may mắn. Chị tiếp tục động viên bà và may mắn bà cũng rất hợp tác.

Sau 3 tuần mẹ đi làm, bé đã chịu ti bình trở lại

Một số nguyên tắc nhất định để luyện bé ti bình trở lại

– Khi tập ti bình, rất cần thiết có sự giúp đỡ của người khác ngoài mẹ.

– Không nên cuống lên thay đổi quá nhiều loại bình một lúc khiến bé khó làm quen

– Không tập bình lúc bé quá đói, bé dễ mất bình tĩnh và kiên nhẫn do quá đói. Vì thế mẹ hãy căn thời gian lúc bé có tâm trạng thoải mái vui vẻ để tập.

– Không ép khiến bé sợ bình. Chia nhỏ lượng sữa để nếu con không bú không phải đổ đi nhiều. Chị Thủy từng nhiều lần đổ nguyên hơn 100ml sữa nên cũng rất xót! Hơn nữa chắt ít một, khi bé bú hết thì mẹ cũng thấy phấn khởi và có động lực “chiến đấu” tiếp. Khi để quá nhiều sữa, bé không bú tí nào mẹ dễ nảy sinh tâm lý “cố ép” dù mẹ không muốn

Chị Thu Thuỷ và bé Binn

Chị Thủy tậm sự “ Cuối cùng thì, mọi thứ sẽ ổn cả thôi. Mình nghĩ mẹ nào đi làm cả ngày không về trưa được có lẽ tiến độ tập bình sẽ nhanh hơn. Đói mà không có sự lựa chọn khác bé ắt phải chấp nhận. Tất nhiên phải có sự đồng lòng, quyết tâm từ người trông giữ bé nữa”

Cuối cùng nếu các mẹ luôn kiên trì và thực hiện đúng nguyên tắc thì chắc chắn con sẽ ngoan ngoãn ti bình thôi.

Mẹ tham khảo thêm các loại bình sữa chất lượng tại đây nhé: https://bibomart.com.vn/binh-sua-va-phu-kien-c87.html

-NMC-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *