Trị dứt điểm hăm tã cho bé bằng 1 trong 8 mẹo sau

Những loại thuốc được kê theo đơn có thể giúp bé nhanh khỏi hăm tã nhưng trẻ nhỏ nên hạn chế dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh. Hãy tận dụng 8 mẹo trị hăm từ những vị thuốc lành tính sau nhé!

Hiện nay vì công việc bận rộn mà mẹ thường đóng bỉm cho bé suốt cả ngày. Bên cạnh đó bỉm giá rẻ, giả mạo trôi nổi cũng khiến làn da nhiều em bé phải khóc thét vì hăm. Hăm tã khiến trẻ rất khó chịu, dễ quấy khóc làm mẹ không yên. Trong trường hợp bé bị hăm tã, mẹ hãy thử áp dụng các phương pháp trị hăm hiệu quả sau.

Lá trà/chè

Trà xanh hay trà túi thì đối với việc trị hăm cũng đều là phương pháp hiệu quả. Với trà túi thì công việc chữa hăm khá đơn giản. Mẹ chỉ cần đặt túi trà vào tã của bé để giữ cho vùng da nhạy cảm của bé luôn khô thoáng và tannin có trong trà túi sẽ giúp làn da của bé phục hồi từ từ.

Trị hăm tã bằng lá chè rất tốt

Với trà xanh, mẹ cần rửa sạch, đun sôi để nguội. Sau đó dùng nước trà phun trực tiếp lên vùng da bị hăm của trẻ. Hoặc đơn giản là dùng nước trà xanh để tắm cho trẻ – đều rất hiệu quả. Trong trà xanh có lyzozym – chất sát trùng và làm sạch vi khuẩn gây bệnh bám trên da bé. Sau khi tắm bằng nước trà xanh thì mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước ấm nhé.

Lá trầu không

Lá trầu không là một trong những vị thuốc vô cùng tuyệt vời để chữa bệnh. Trầu không có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không giúp hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm và sát trùng. Ngoài ra, trầu không giúp trừ phong thấp, kích thích thần kinh và tiêu hóa. Về dược lý, trầu không có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt.

Để trị hăm cho bé, mẹ hãy lấy 3-4 lá trầu không rửa sạch. Trước tiên đun sôi để nguội và chắt lấy nước. Sau đó, dùng khăn nhúng vào nước trầu không và nhẹ nhàng thấm lên phần da bị hăm. Mẹ làm liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy bệnh tình của bé giảm đi rõ rệt.

Lá khế

Mẹ lấy một nắm lá khế, rửa sạch, giã nhuyễn. Đổ thêm chút nước đun sôi để nguội, bỏ thêm vài hạt muối vào và chắt lấy nước cốt. Mẹ nhúng khăn mềm vào nước lá khế rồi nhẹ nhàng thấm lên phần da bị hăm của con. Không nên để khăn quá ướt. Vì khăn ướt sũng sẽ khiến nước chảy lên da viêm, dễ gây lở loét thêm.

Cây mã đề

Cách thực hiện cũng tương tự như các cách trên. Mẹ chỉ cần lấy một nắm cây mã đề, sau đó rửa sạch và đừng quên ngâm qua nước muối để cây mã đề thực sự được làm sạch. Tiếp đến mẹ giã nhuyễn cây mã đề lấy nước cốt và nhẹ nhàng thấm vào vùng da bị hăm của trẻ. Nước cốt của cây mã đề có tác dụng làm lành vết thương ở da do hăm tã gây ra.

Búp ổi non

Mẹ lấy búp ổi rửa sạch rồi đun lên để nguội và dùng nước đó rửa phần da bị hăm cho bé.
 

Cây cỏ sữa

Mẹ lấy khoảng 5-7 cây cỏ sữa, rửa sạch, giã nhuyễn hoặc đun sôi lấy nước thoa vào phần da bị hăm.

Dầu oliu

Đong một lượng dầu oliu vừa đủ thoa vào phần đùi và mông để chữa lành vết thương do hăm gây ra, đồng thời bảo vệ da khỏi bị ửng đỏ.
Phương pháp hiệu quả chưa hăm tã là dùng dầu oliu

Cây cỏ roi ngựa

Mẹ có thể phơi khô hoặc sao khô cây cỏ roi ngựa rồi hãm bằng nước sôi từ 10-15 phút. Sau đó chắt ra, dùng bông hoặc miếng vải mềm thấm nước nhẹ nhàng lau phần da bị hăm của bé. Ngày thực hiện từ 2-3 lần.

Trên đây là 8 mẹo chữa hăm tã hiệu quả cho bé mẹ có thể tham khảo. Những cách chữa hăm này đều có nguyên liệu thiên nhiên và rất dễ thực hiện, thân thiện với làn da của bé. Vì vậy, rất thích hợp cho trẻ sơ sinh nha các mẹ.

Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *