10 sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ mà mẹ tuyệt đối đừng làm

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Hẳn ai cũng biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều khi vô tình mẹ có thể làm một số điều ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho con bú, khiến con bị thiếu chất dinh dưỡng. Dưới đây là 10 sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ cần hết sức né tránh, mẹ hãy cũng chuyên gia Bibo Care tìm hiểu nhé!

 

1. Dùng thuốc tránh thai

Cho con bú được cho là giảm khả năng thụ thai. Tuy nhiên đây không phải phương pháp tránh thai tuyệt đối. Nếu không may dính bầu mà định dùng thuốc tránh thai, bạn nên tìm hiểu loại thuốc đó ảnh hưởng tới việc tiết sữa như thế nào. Một số loại thuốc tránh thai chỉ chứa estrogen có thể làm giảm đáng kể lượng sữa tiết ra. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của mẹ sau này.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên tìm phương pháp tránh thai khác an toàn hơn. Hãy lưu ý dùng bao cao su trong suốt quá trình “gần gũi” để hạn chế tình trạng có thai khi bé còn chưa dứt sữa mẹ nhé.

2. Cho con bú sữa ngoài

Không phải tất cả các bà mẹ đều có thể tiết đủ sữa cho con bú trong những ngày đầu. Vì vậy, nhiều bà mẹ sợ không đủ sữa nên cho con bú thêm sữa ngoài sớm. Thế nhưng điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ tiết ít sữa hơn. Đồng thời bé đã quen uống sữa công thức cũng sẽ không chịu bú sữa mẹ do mùi vị khác lạ.
Những giọt sữa được sản sinh ra đầu tiên khi bé vừa ra đời được gọi là sữa non. Sữa non rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và trẻ cần phải được bú sữa non. Càng cho con bú nhiều, sữa càng được tiết ra nhiều. Nếu cho con bú thêm sữa ngoài sớm ngay từ 4 tuần đầu, việc tiết sữa của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

3. Sử dụng thuốc không kê đơn

Hệ miễn dịch của bạn kém đi khi mang thai và sau khi sinh con. Bị cảm, cúm theo mùa là hiện tượng phổ biến ở các bà mẹ mới sinh con. Tuy nhiên, dùng các thuốc không kê đơn để điều trị cảm lạnh và ho có thể ảnh hưởng tới chất và lượng sữa. Một số loại thuốc không kê đơn có thể làm tắc ống dẫn sữa. Điều đó có nghĩa lượng sữa cung cấp cho trẻ sẽ ít đi.
Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, nhất là khi bạn đang cho con bú. Cùng với đó, mẹ cũng nên dùng thêm các loại thực phẩm chức năng sau sinh để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

4. Cho con bú theo lịch

Hầu hết các chuyên gia tin rằng cho con bú theo nhu cầu cũng sẽ giúp bạn tiết nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, một số bà mẹ lại cho con bú theo lịch. Ví dụ cứ sau 2 – 3 giờ cho trẻ bú 1 lần và duy trì cữ bú đó trong thời gian dài. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới giảm tiết sữa.
Bởi lực hút khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến sữa và ống dẫn sữa hoạt động liên tục để sản xuất sữa mới. Bé càng bú nhiều, lượng sữa càng dồi dào. Ngược lại, bé không bú liên tục, cơ thể mẹ sẽ nhầm tưởng không cần tiết thêm sữa, khiến bạn dần bị mất sữa.
Để đảm bảo sữa được tiết ra nhiều, hãy cho con bú ít nhất 10 – 12 lần trong ngày, nhất là trong vài tuần đầu sau sinh. Cho con bú thường xuyên sẽ giúp cải thiện cả chất lượng sữa. Con bạn sẽ được uống sữa mới, dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu.

5. Cho trẻ ngậm ti giả

Nhiều bà mẹ vẫn thường bỏ qua những dấu hiệu đòi bú và cho trẻ ngậm ti giả mỗi khi bé khóc. Điều này dẫn tới sự nhầm lẫn giữa núm vú giả và đầu ngực của mẹ. Dùng ti giả quá thường xuyên và quá lâu có thể khiến bé ít muốn bú mẹ. Điều này dần dần có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa của bạn.

6. Tránh cho trẻ bú ban đêm

Không cho trẻ bú đêm cũng là một sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ
Mẹ vẫn nên cho bé bú đêm theo nhu cầu của con

 

Nhiều bà mẹ cố gắng để trẻ ngủ cả đêm mà không bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn không cho con bú quá lâu, lượng sữa tiết ra sẽ giảm đi. Nguyên nhân là do prolactin, loại hormon có liên quan tới việc sản sinh sữa được tiết ra nhiều hơn vào ban đêm, từ đó tạo ra nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Dù bạn muốn để trẻ ngủ thẳng đêm, cho con bú 2-3 lần vẫn là điều cần thiết để giúp bé không bị đói. Nhiều mẹ lo sợ bú đêm sẽ khiến con hình thành thói quen ngày ngủ đêm thức. Mẹ có thể tập dần cho con thói quen dậy bú vào những khung giờ nhất định. Hãy đảm bảo để cả mẹ và con đều có những giấc ngủ tuy ngắn nhưng vẫn ngon và sâu giấc.

7. Quá căng thẳng

Căng thẳng và trầm cảm sau sinh có thể là một thử thách với các bà mẹ cho con bú. Nó có thể khiến cho hàm lượng cortisol tăng cao. Hàm lượng hormon này được biết đến là rất có hại cho thần kinh và có thể làm giảm tiết sữa. Vì vậy, bạn hãy giữ bình tĩnh và tránh căng thẳng bằng mọi cách để giữ chất lượng sữa luôn ổn định.

8. Không quan tâm tới sức khỏe

Nhiều phụ nữ bị các bệnh khi mang thai như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, huyết áp cao,… Những rối loạn này trong thai kỳ có thể tiếp tục ảnh hưởng tới bạn sau khi sinh con. Không chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa của bạn. Hãy tìm đến các bác sĩ, chuyên gia y tế để can thiệp và chữa trị kịp thời mẹ nhé!

9. Tự ý sử dụng thảo dược

Một số loại thảo dược như hương nhu, húng quế,… có lợi cho sức khỏe . Thế nhưng chúng lại có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Đôi khi vì thiếu hiểu biết, mẹ tự ý ăn hoặc uống các loại thảo dược có thể làm giảm chất lượng nguồn sữa. Vì vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm tự nhiên này khi đang trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể dùng một số loại thảo dược có tác dụng lợi sữa như chè vằng, đinh lăng,…

10. Uống cà phê, rượu bia hoặc hút thuốc

Tiêu thụ chất kích thích chắc chắn là một sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ. Những thói quen này có thể mang đến cho bạn sự thoải mái tạm thời. Tuy nhiên về lâu dài, sử dụng chất kích thích sẽ ảnh hưởng tới nguồn sữa của bạn.
Chưa kể, chất kích thích còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Cộng thêm với tâm trạng sau sinh thay đổi thất thường sẽ dễ gây ra những cảm xúc tiêu cực cho mẹ. Lâu dần, sức khỏe và tinh thần của em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *