Hướng dẫn chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Tưa lưỡi là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh do nấm Candida albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này bắt đầu sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh. Để chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

 

1. Những nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi

Trẻ bị tưa lưỡi do nấm

Thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida albican. Loại nấm này thường cư trú và sinh sống trong đường ruột. Lưỡi bé xuất hiện những đốm trắng giống với cặn sữa trên bề mặt. Bé có thể bị đau rát, dẫn tới kém ăn. Khi thấy bé có những dấu hiệu như trên, hãy đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể cho bé uống một số loại kháng sinh để tiêu diệt nấm gây bệnh tưa lưỡi.

Do sử dụng kháng sinh

Trong một vài trường hợp, trẻ phải uống kháng sinh trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc tưa lưỡi. Khi đó, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và là điều kiện cho những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng bé sản sinh.
Trường hợp này, bạn nên lau miệng, nhất là lưỡi bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Tình trạng tưa lưỡi ở bé sẽ mất đi sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà bạn không cần dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

Trẻ bị tưa lưỡi do virus

Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn. Bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao. Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ thường cho bé thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh. Triệu chứng tưa lưỡi ở bé sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4-5 ngày.

 

chữa tưa lưỡi ở trẻ
Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng.

 

2. Chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi

  • Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để miệng bé không bị đau rát. Trong quá trình mang bệnh, bạn không nên để bé tiếp xúc với các bé khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
  • Bạn nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày. Với bé bú bình, bạn có thể cho bé uống 1-2 thìa nước sôi để nguội sau khi bú và dùng miếng gạc nhỏ, nhúng nước muối loãng pha ấm, lau nhẹ lưỡi, lợi cho bé.
  • Bạn nên bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi. Vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ. Với bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bạn không cần cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội sau khi bú.
  • Bé trên 1 tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng, họng cho bé. Bởi vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong được coi như chất sát khuẩn tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bầu vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Trẻ bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả mát như lê, dưa hấu, chuối, xoài…Không nên để bé ăn nhiều đồ ăn nóng vì chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.

3. Lưu ý khi chữa tưa lưỡi cho trẻ

Để chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ nên lưu ý một số điều sau trong quá trình điều trị tưa lưỡi cho bé:
  • Bạn không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên. Chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.
  • Không tìm cách cạo sạch đi những đốm trắng do tưa lưỡi của trẻ. Vì điều này là vô ích và khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

 

 

chữa tưa lưỡi ở trẻ
Dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.
Mẹ đừng lo lắng quá khi con bị tưa lưỡi nhé. Vì đây là dấu hiệu thường gặp ở các trẻ sơ sinh đang dùng sữa mà thôi. Để biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm nuôi con, bố mẹ hãy theo dõi thêm thật nhiều bài viết bổ ích tại Cẩm nang Mẹ & Bé nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục