Trong thời gian mang thai, chị em sẽ không tránh khỏi tình trạng cơ thể mệt mỏi, đau nhức; luôn cảm thấy buồn nôn, đau đầu. Chóng mặt cũng là một trong số những biểu hiện sinh lý thường gặp trong suốt thai kỳ. Để giảm cảm giác chóng mặt khi mang thai, chuyên gia Bibo Care xin gợi ý đến mẹ một vài mẹo hay trong bài viết dưới đây!
1. Vì sao mẹ bị chóng mặt khi mang thai?
Mẹ bầu thường gặp hiện tượng chóng mặt trong mọi giai đoạn của quá trình mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do sự gia tăng hoóc môn khiến các mạch máu co giãn; từ đó làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi. Kết quả là huyết áp thấp hơn so với bình thường và lượng máu lên não giảm. Do đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác chóng mặt.
Cảm giác chóng mặt có thể là bình thường. Tuy nhiên, nếu tần suất bạn bị chóng mặt quá nhiều, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Nếu không, sức khỏe của thai nhi có thể bị ảnh hưởng.
Tùy từng giai đoạn, mẹ có thể bị chóng mặt bởi những lý do khác nhau:
- Ở quý đầu, khi mới mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố và ốm nghén kéo dài có thể khiến mẹ bị hạ đường huyết, gây choáng váng.
- Sang quý thứ hai, cảm giác chóng mặt thường xuất hiện như hệ quả từ sự lớn lên của tử cung; các mạch máu bị chèn ép gây khó khăn cho việc lưu thông khí huyết lên tim.
- Đến quý thứ ba, bạn có thể bị chóng mặt khi nằm ngửa do trọng lượng của thai nhi làm tăng áp lực vào tĩnh mạch.
2. Cần làm gì khi bị chóng mặt khi mang thai?
Đôi khi bạn bị choáng váng hoặc chóng mặt đến mức gần như sắp ngất. Hãy làm theo lời khuyên sau để khắc phục cảm giác khó chịu:
- Hít thở sâu, hít vào và thở ra bằng mũi.
- Nới lỏng quần áo, giúp cơ thể được hít thở một cách dễ dàng.
- Ngồi hoặc nằm xuống, hạ thấp đầu.
- Ăn các thực phẩm giàu chất sắt như các loại đậu, đậu lăng, rau có lá màu xanh đậm. Có thể uống thêm các viên uống bổ sung sắt nếu cần thiết.
- Mở cửa sổ phòng ở hoặc tìm đến khu vực thoáng để hít thở không khí trong lành.
Nếu bạn bị chóng mặt kèm với cơn đau ở vùng bụng hoặc chảy máu âm đạo thì hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Đó có thể là triệu chứng của mang thai ngoài tử cung hay nhau thai bị bong non. Nếu chóng mặt kèm theo đau đầu, tim đập nhanh, hoặc mờ mắt, bạn có thể bị thiếu máu và cũng nên gặp bác sĩ để có tư vấn kịp thời.
2. Ngăn chặn cảm giác chóng mặt ở mẹ bầu
Bạn khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn việc chóng mặt khi mang thai. Tuy nhiên có nhiều cách để giảm thiểu hiện tượng mệt mỏi này mà mẹ có thể tham khảo như:
- Đứng dậy từ từ sau khi nằm hoặc ngồi. Không đột ngột ngồi dậy sau khi nằm quá lâu.
- Tránh đứng lâu tại một điểm. Nếu bạn phải đứng trong một thời gian dài, cố gắng di chuyển tại chỗ hoặc vận động chân thường xuyên nhằm tăng lượng máu lưu thông.
- Tránh tắm ở nhiệt độ quá nóng.
- Mặc quần áo thoải mái để tăng lượng máu lưu thông.
- Ăn uống đều đặn để đảm bảo đường huyết ổn định. Việc bỏ bữa hoặc để quá đói cũng là nguy cơ dẫn đến chóng mặt.
- Tránh nằm ngửa khi đang mang bầu tháng thứ 4,5 trở đi.
>>> Xem thêm: Những món ăn tốt cho bà bầu
(Nguồn: Carepointhealth)