Hiện nay, các chuyên gia y tế trên thế giới chưa hề có một lý thuyết chung nào để giải đáp thắc mắc “cần làm những gì trong thời kỳ mang thai để bé trở nên thông minh hơn”. Tuy nhiên, thông qua những xét nghiệm khác nhau được thực hiện trên các bà mẹ mang thai, các chuyên gia y tế đã rút ra được một số điểm chung về vấn đề này.
1. Thường xuyên kể chuyện cho bé
Dù trẻ ở trong bụng mẹ vẫn chưa thể hiểu được lời nói, tuy nhiên việc đọc một câu chuyện sẽ ảnh hưởng đến cách bé cảm nhận về giọng nói của bạn. Vào khoảng ba tháng cuối, bé sẽ có thể nghe âm thanh và ghi nhớ chúng. Bên cạnh đó, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu chia sẻ những câu chuyện cổ tích yêu thích của bạn cho con mình.
Dù trẻ ở trong bụng mẹ vẫn chưa thể hiểu được lời nói, tuy nhiên việc đọc một câu chuyện sẽ ảnh hưởng đến cách bé cảm nhận về giọng nói của bạn
2. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Vitamin D từ ánh sáng mặt trời khá quan trọng cho em bé của bạn. Vitamin này là chất dinh dưỡng quan trọng giúp bé phát triển xương vững chắc và khỏe mạnh. Một số chuyên gia y tế đã chứng minh việc thiếu vitamin D sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh tự kỷ. Bạn nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 20 phút mỗi ngày vào thời điểm sáng sớm.
3. Tạo cảm xúc bằng cách massage
Tuần thứ hai mươi là thời điểm hệ thống thần kinh của trẻ đã bắt đầu phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ chưa sinh thậm chí có thể nhận biết được sự khác biệt giữa mẹ và bố thông qua việc xoa bụng. Việc massage phần bụng của mẹ sẽ kích thích hệ thần kinh của bé cảm nhận được thế giới bên ngoài cơ thể, từ đó giúp thúc đẩy tế bào não của bé phát triển. Ngoài ra, việc massage còn có thể kích thích các hoạt động tích cực của thai nhi.
4. Hát cho bé nghe
Trẻ con sẽ có những phản ứng tốt với âm nhạc và giai điệu. Khi một người mẹ khe khẽ hát một bài hát, sẽ giúp đứa bé trong bụng sản xuất serotonin và hoóc môn tạo cảm xúc vui vẻ. Nếu bạn không có một giọng hát hay thì có thể chơi bất kỳ một loại nhạc cụ nào đó cho bé nghe. Và có một điều thú vị là bạn có thể dùng chính những giai điệu này để dỗ bé sau này.
5. Chế độ ăn đa dạng
Bạn nên ăn những thứ bạn nghĩ đến trong thời gian này, trừ thực phẩm giàu thủy ngân được tìm thấy ở một số loại cá như cá ngừ, cá mập… Tuy nhiên, cá giàu axit béo như cá hồi rất tốt cho cơ thể bạn và bé. Việc ăn uống trong khoảng thời gian đầu thai nghén thường sẽ khó khăn nhưng bạn nên tạo cho mình một thói quen ăn uống thường xuyên, đa dạng càng sớm càng tốt. Điều đó sẽ giúp bạn có được một kỳ thai nghén dễ chịu hơn và đương nhiên là bé cũng sẽ phát triển tốt hơn.
6. Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi
Trong khi bạn đang mang thai, bạn cần phải lắng nghe cơ thể và làm chính xác những gì nó biểu hiện. Không nên tạo những mệt mỏi không cần thiết trong thời gian này. Bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập hít thở, yoga… Những bài tập thể dục sẽ giúp bạn loại bỏ được những căng thẳng, phiền muộn không cần thiết.
7. Không cho phép bạn căng thẳng
Trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế những áp lực và tập suy nghĩ tích cực trong mọi việc. Hãy luôn nhớ rằng bé sau này có khỏe mạnh, thông minh hay không phụ thuộc rất nhiều vào những điều bạn làm trong thời kỳ mang thai. Vì vậy bạn nên giữ một tâm trạng tích cực, thường xuyên luyện tập thể dục và duy trì một cuộc sống cân bằng.
Những điều được đưa ra trong bài viết chỉ là những kết luận chung của các nhà khoa học về mức độ liên quan giữa hành động của bà mẹ trong thời kỳ mang thai với sức khỏe và sự thông minh của bé sau này. Tuy nhiên, mỗi một thai phụ lại có những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, sức khỏe… Do đó, bạn phải thường xuyên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Theo Eva.vn