Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh xảy không còn xa lạ với những ai làm mẹ, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi. Khi mà lượng thức ăn được đưa vào cơ thể như sữa hoặc thực phẩm ăn dặm không được dung nạp, bị trào ngược ra bên ngoài. Thậm chí khi cơ thể bé không ăn bất kì thứ gì bé cũng có thể gặp tình trạng nôn trớ. Điều đó khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.
Xem thêm: Mẹ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng này khi bé bị sặc sữa
Nguyên nhân gây nôn trớ
Theo KidsHealth và Tiến sĩ Steven Dowshen, nôn mửa ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân; thường gặp nhất là do một vi-rút dạ dày được gọi là viêm dạ dày ruột. Hầu như trẻ sơ sinh đều bị nôn trớ ít nhất 1 lần trong năm đầu tiên sau sinh; và không có gì đáng ngạc nhiên khi bé bị 2 lần/năm.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nôn trớ của trẻ trong những tuần đầu sau sinh là bởi một số ít lượng sữa được lưu giữ lại trong túi khí khi bé bú.
Lý do khác là do van cơ ở phía trên dạ dày (giữa thực quản và dạ dày) yếu và chưa trưởng thành. Ở người lớn, van này đóng chặt sau khi nuốt thức ăn để giữ thực phẩm xuống. Phải mất rất nhiều lực để đẩy van này mở ra thì người trưởng thành mới nôn mửa được. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, van đóng nhưng không chặt, có thể dễ dàng bị mở. Điều này gây ra tình trạng nôn trớ không kiểm soát.
Hầu hết các em bé nôn mửa thường xuyên đều vui vẻ, khỏe mạnh và tăng cân nặng bình thường. Tuy nhiên, nêu nôn mửa kết hợp với bất kỳ triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm:
- Nôn hơn 6 lần trong 24 giờ
- Không thèm ăn sau khi nôn
- Mơ màng
- Bị tiêu chảy
- Bị sốt
- Nôn mửa có mùi rất khó chịu; hoặc nếu có chứa chất dịch mật màu vàng, cam, xanh lục rõ ràng.
Mẹo đối phó với tình trạng nôn trớ ở trẻ
- Chuẩn bị sẵn những chiếc khăn ngay bên cạnh mình để làm sạch cho bé khi cần.
- Bồng bế nhẹ nhàng sau khi cho bú. Tránh nâng lên và đặt xuống quá nhanh, điều này càng làm gia tăng tình trạng nôn trớ ở trẻ.
- Khi bé nôn trớ, mẹ lo lắng rằng con bị đói. Lúc này có thể cho con bú thêm một lần nữa hoặc cung cấp thêm 40 – 60ml sữa để bé dùng.
- Cho trẻ dùng chút nước gừng. Nước gừng rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Pha một chút nước gừng ấm và cho trẻ dùng để giảm thiểu cảm giác khó chịu do nôn trớ.
- Không thay đổi loại thực phẩm cho con dùng. Nhiều mẹ nghĩ rằng cho con bú nhiều hơn hoặc cách xa các lần ăn sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Thay đổi thói quen, thực phẩm ăn uống càng khiến dạ dày của trẻ gặp vấn đề như táo bón, tiêu chảy và gây nôn.
Điều quan trọng là cha mẹ nên nhớ tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại. Chỉ trừ những trường hợp nghiêm trọng quá (có dấu hiệu ở trên) hoặc trẻ nôn trớ quá nhiều lần trong ngày thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kịp thời có biện pháp điều trị cho trẻ.
Theo Vũ Nga (Khám phá)