Tập xi tè cho trẻ: Nên hay không nên ? Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Tập xi tè cho trẻ sơ sinh là thói quen của nhiều ba mẹ từ trước đến nay nhằm rèn cho con lịch trình đi tiểu đúng giờ. Tuy nhiên lại có không ít tranh cãi xi tè cho trẻ gây ảnh hưởng tới bàng quang và làm hại thận con. Vậy có nên xi tè cho bé hay không? Hãy cùng BiBo Mart tìm hiểu xem bác sĩ chuyên khoa nhi nói gì nhé!

1. Lợi ích của việc tập xi tè cho trẻ

 

 

Lợi ích của việc tập xi tè cho trẻ
Lợi ích của việc tập xi tè cho trẻ

 

 

Mặc dù có rất nhiều tranh cãi về vấn đề “tưởng nhỏ mà không nhỏ” này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích của việc tập xi cho trẻ sơ sinh.

Tạo sự gắn kết giữa ba mẹ với con 

Khi xi tè cho trẻ, bố mẹ phải thường xuyên quan sát để nhận diện dấu hiệu con muốn đi vệ sinh. Bên cạnh đó, trong lúc xi bé tiểu, bố mẹ có thể trò chuyện và giao tiếp với bé nhiều hơn qua tiếng “xì..xì…”. Chính vì vậy, xi tè là cơ hội để liên kết tình cảm giữa bố mẹ với con.

Tập xi giúp bé trở nên thoải mái hơn

 

 

Tập xi tè sớm cho trẻ sẽ làm trẻ sớm bỏ được bỉm
Tập xi tè sớm cho trẻ sẽ làm trẻ sớm bỏ được bỉm

 

 

Đóng tã, bỉm cho trẻ sơ sinh quá lâu sẽ khiến các con vô cùng nóng và bí bách. Điều này khiến trẻ khó chịu và quấy khóc cho dù mặc rất ít quần áo. Việc tập xi cho bé thể giúp bố mẹ bỏ bỉm sớm. Đồng thời, con cũng dễ vận động và cảm thấy thoải mái hơn.

Tập xi cho bé giúp bé trở nên độc lập hơn

Trẻ càng lớn sẽ càng thích di chuyển và khám phá mọi thứ xung quanh. Việc xi tè từ sớm sẽ tạo thói quen cho bé và khuyến khích bé tự mình bò hoặc đi đến nơi vệ sinh như bô hoặc toilet. Điều này giúp rèn tính độc lập cho con ngay từ nhỏ.

Giúp tiết kiệm chi tiêu và góp phần bảo vệ môi trường

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, để sản xuất tã lót cho trẻ em ở Mỹ phải mất ít nhất 80 tấn nhựa và hơn 200.000 cây/năm. Mặt khác, để phân hủy một chiếc tã, bỉm phải trải qua hàng thế kỷ. Trong khi mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ phải sử dụng trung bình 8000 chiếc tã bỉm.

Như vậy, việc xi tè cho trẻ có thể giúp làm giảm đáng kể số lượng bỉm thải ra cho môi trường. Đồng thời, ba mẹ cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi tiêu kha khá cho gia đình.

2. Khó khăn của việc tập xi tè cho trẻ

Bên cạnh lợi ích thì việc xi tè cũng sẽ khiến bố mẹ gặp phải một vài hạn chế như:

Bố mẹ cần nhiều thời gian và kiên nhẫn

 

Bố mẹ cần phải kiên nhẫn hơn khi cho trẻ tập xi tè
Bố mẹ cần phải kiên nhẫn hơn khi cho trẻ tập xi tè

 

 

Để rèn thói quen đi tiểu, bố mẹ sẽ phải kiễn nhẫn và dành thời gian tập xi cho bé. Thông thường, phải mất khoảng 1-2 tuần, nhịp sinh học của bé mới đi vào quỹ đạo. Nếu bố mẹ bận đi làm thì việc này sẽ phải mất nhiều thời gian hơn. Và để tập xi cho bé thành công, có thể bắt đầu bằng việc bỏ bỉm ban ngày cho bé vào một khoảng thời gian nhất định.

Xi tiểu là một hành trình dài vất vả

Việc tập xi cho trẻ sơ sinh không tưởng dễ nhưng lại khó và mất nhiều thời gian. Bởi nhiều trẻ tập xi thành công nhưng sau một vài tuần lại quay lại thói quen cũ. Có thể trẻ buồn đi vệ sinh mà không có biểu hiện gì. Vì vậy, hãy thật kiên nhẫn và bền bỉ ba mẹ nhé.

Việc xi tè có thể rất bừa bộn

 

Bố mẹ nên chấp nhận việc xi tè cho bé rất bừa bộn
Bố mẹ nên chấp nhận việc xi tè cho bé rất bừa bộn

 

 

Trong những ngày đầu xi tè cho trẻ sơ sinh, rất nhiều sự việc có thể xảy ra. Điển hình như việc bố mẹ không kịp xi và bé đi vệ sinh ra mọi nơi trong nhà. Mẹ phải lau dọn nhiều hơn và giặt giũ tã quần cho bé nhiều hơn.

3. Có nên xi tè cho trẻ hay không? 

Không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Canada, Hà Lan, Trung Quốc… Các bậc phụ huynh cũng đã tiến hành xi tè cho trẻ khi con được hơn 3 tháng tuổi.

Về bản chất, đây là phương pháp tập đi tiểu ứng dụng sự liên kết âm thanh và việc đi tè. Hay được gọi với tên tiếng Anh là Elimination communication. Hoặc thuật ngữ khác hay dùng trong khoa học chỉ chung cho phương pháp hỗ trợ “đi tiểu từ người chăm sóc” là Assisted infant toilet training.

1 điều cũng rất thú vị nữa là đối với trẻ con, việc phối hợp co giãn bàng quang rất nhẹ nhàng, không như người lớn. Hoàn toàn không đủ áp lực ảnh hưởng lên chức năng của bàng quang.

Hơn nữa, cấu trúc vách bàng quang ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là ổn định, dầy đều. Không phải là bong bóng để dẫn đến dễ bị rò. Do đó, việc “xi tè” tuyệt đối không hề ảnh hưởng xấu đến bàng quang.

Như vậy, với ý kiến cho rằng ép bé tiểu thế này là sai quy luật tự nhiên. Khi con muốn tè tự khắc nó tè, “xi tè” là gây áp lực vào bàng quang. Thì đây là quan niệm không chính xác ba mẹ nhé!

4. Khi nào tập xi là thích hợp?

 

Khi nào tập xi tè cho trẻ là thích hợp ?
Khi nào tập xi tè cho trẻ là thích hợp ?

 

 

Việc xi tè cho trẻ để tạo thói quen phản xạ có điều kiện là tốt, không làm ảnh hưởng đến thận như một số người quan niệm. Tuy nhiên, với trẻ quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, nếu xi tè cũng không tạo được thói quen. Để tập được phản xạ có điều kiện nói trên thì trẻ phải trên 1 tuổi, động tác xi tè không cần thiết với trẻ dưới 1 tuổi”.

Như vậy, khi nào nên tập xi cho bé tùy thuộc vào thể trạng của con. Tuy nhiên, không nên tập xi từ quá sớm vì con có thể chưa hình thành thói quen phản xạ. Tốt nhất, mẹ nên áp dụng khi bé nhà mình trên 1 tuổi nhé.

 

 

5. Những dấu hiệu khi trẻ muốn xi tè

– Đối với bé trai: Khi muốn đi tiểu, bộ phận sinh dục của bé sẽ cong vổng lên. Ngoài ra, nếu bé muốn ị thì hai bìu sẽ săn lại.

– Đối với bé gái: Khó nhận biết hơn bé trai. Tuy nhiên có thể lưu ý các dấu hiệu như đột nhiên khóc, không bú, rùng mình.

 

6. Ba bước tập xi tè cho trẻ hiệu quả

  • Bước 1: Trước khi xi tè, mẹ dùng tay vuốt nhẹ lưng bé để bé có cảm giác rùng mình. Lặp lại động tác này nhiều lần trước khi cho bé đi vệ sinh sẽ kích thích bé mắc tiểu và muốn đi vệ sinh.
  • Bước 2: Mẹ xi bé bằng cách tạo ra những âm thanh “xi” kéo dài. Âm thanh này giống như một tín hiệu. Dần dần sẽ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện. Mỗi khi mẹ xi sẽ có tác dụng kích thích cảm giác muốn đi tiểu của bé.
  • Bước 3: Sau khi bé tè xong. Mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục và mông của bé, để mông bé khô thoáng trước khi mặc tã hoặc quần.

7. Cha mẹ nên lưu ý gì khi xi tè cho trẻ?

Mặc dù việc xi tè cho trẻ để tạo thói quen đi tiểu theo những thời điểm trong ngày là tốt. Nhưng phải đợi sau khi cho trẻ bú một khoảng thời gian nhất định, để bé có đủ nước tiểu trong bàng quang.

 

 

Bố mẹ cần lưu ý gì khi tập xi tè cho trẻ
Bố mẹ cần lưu ý gì khi tập xi tè cho trẻ ?

 

Với trẻ từ 1-2 tuổi, từ sáng đến tối đi tiểu 4-5 lần, ban đêm đi thêm 1-2 lần. Như vậy, cứ 3-5 tiếng, tùy theo lượng nước đưa vào cơ thể của trẻ mà phụ huynh xi tè 1 lần là tốt nhất”,

Cuối cùng, hãy nhớ vệ sinh sẽ vùng đi tiểu của trẻ. Khi phát hiện tiểu đục hay đau cần đưa tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có phương án điều trị an toàn và hiệu quả nhất

 

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia BiBo Care giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc “Có nên xi tè cho bé”. Ba mẹ lưu ý, kiến thức này áp dụng với trẻ khỏe mạnh thông thường. Những trường hợp bé có bệnh lý thì ba mẹ  nên đưa con đi khám và xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám cho con.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *