Ngã ngửa với những bí mật thú vị về trẻ sơ sinh

7 điều không nên làm với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh từ lúc sinh ra luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết hết. Nhất là với những người mới lên chức làm bố làm mẹ. Chắc chắn bố mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên với bí mật thú vị của trẻ sơ sinh dưới đây.

 

Trẻ sơ sinh không thể khóc ra nước mắt

Khi muốn điều gì đó, trẻ có thể la hét nhưng lại không thể khóc ra nước mắt. Thực tế, nước mắt không thể tạo ra khi bé chưa đủ 3 tuần tuổi. Và cũng không ngạc nhiên khi trong một vài trường hợp, trẻ rơi những giọt nước mắt đầu tiên khi đã 4 – 5 tháng tuổi.

Tất cả các bé sinh ra đều biết bơi

Bí mật này nghe có vẻ vô lý. Nếu các bé sơ sinh mới sinh ra đều biết bơi thì tất cả mọi người đều phải biết bơi khi lớn lên chứ?

 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tất cả các bé sinh ra đều có khả năng bơi lội. Điều này có liên quan đến khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày bé trôi nổi trong môi trường nước ối trong bụng mẹ và khả năng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bé chào đời.

Không có xương bánh chè

Trẻ sinh ra không có ngay xương bánh chè. Thay vào đó, chúng có cấu trúc sụn giống như xương bánh chè. Phần sụn này cũng chỉ được hoàn thiện khi bé đủ 6 tháng tuổi.

 

bí mật của trẻ
Sau khi sinh ra, xương bánh chè của bé phải được gọi là sụn bánh chè mới đúng, bởi chúng cấu tạo hoàn toàn từ sụn

Trẻ sơ sinh hầu hết đều bị rụng tóc

Phần lớn các bé đều bị rụng tóc trong giai đoạn mới chào đời ở tầm khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi để thay tóc mới. Sau đó, tóc mới sẽ mọc để thay cho tóc bị rụng. Nếu bé có “cứt trâu” thì “cứt trâu” có thể làm bé bị rụng tóc và kìm hãm tóc mới phát triển. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì “cứt trâu” có thể tự biến mất hoặc mẹ dùng các cách trị cứt trâu cho bé. Bởi vậy, sau một khoảng thời gian, tóc mới của bé sẽ mọc lại. Đối với nhiều bé, phải mất khoảng một năm (tức là tới khi bé được một tuổi) thì mới thấy tóc mọc tốt và không còn bị rụng như trước.

Não của trẻ có chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh

Não trẻ khi mới sinh ra được hình thành bởi 100 tỷ tế bào. Và con số này tăng theo cấp số lũy thừa khi não của trẻ bắt đầu phát triển. Giai đoạn nhũ nhi là thời kỳ tăng trưởng và thay đổi nhanh chóng. Tế bào thần kinh vỏ não (phía trước và trên não) được hình thành tại thời điểm trẻ ra đời. Nhưng tế bào thần kinh tiểu não – khu vực phía sau não tham gia điều khiển hoạt động, nhận thức và nhận biết, vẫn được hình thành trong những năm đầu đời của trẻ.

Trẻ sinh tháng 5 có cân nặng lớn nhất

Mẹ thường cho rằng tháng 1 – tháng của ngày lễ tiệc tùng sẽ sinh ra nhiều em bé nặng cân. Nhưng thực tế, nhiều trẻ sinh tháng 5 mới có cân nặng lớn nhất. Thường là hơn 200gram so với bé sinh các tháng khác.

Trẻ sơ sinh nhiều xương hơn người lớn

Không phải càng lớn chúng ta càng có nhiều xương. Khi sinh ra, trẻ có đến 300 chiếc xương trong khi số lượng này ở người lớn chỉ là 206. Xương dính vào nhau khi chúng ta lớn dần lên là nguyên nhân khiến số lượng xương bị giảm.

Nhịp đập của tim rất nhanh

Một đứa trẻ sơ sinh có nhịp đập tim khoảng giữa 130 đến 160 lần/ phút. Đến 1 tuổi thì nhịp tim sẽ giảm xuống còn 115 nhịp/phút. Và đến khi trưởng thành sẽ dao động khoảng 70-80 nhịp/phút.

Bé không thể tự duỗi ngón tay

bí mật của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi được các ngón tay ra tự nhiên như người lớn.

 

Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi được các ngón tay ra tự nhiên như người lớn. Các bé thường nắm chặt tay lại. Kể cả khi bạn uốn ngón tay bé ra, nó cũng tự động cụp trở lại ngay sau đó.

 

Nguyên nhân là do khả năng điều khiển của não bộ vẫn còn thô sơ nên trẻ sơ sinh không thể tự xòe bàn tay ra được.

Hay có vết bớt

Nếu bé sinh ra đã có vết bớt hoặc các dấu hiệu khác trên da, đó là chuyện hết sức bình thường. 80% trẻ sinh ra đã có vết bớt.

Bé vừa sinh ra đã bị cận thị

Trẻ sinh ra đã có một khả năng trực quan đầy đủ để nhìn ngắm các đối tượng và màu sắc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chỉ nhìn được ở khoảng cách gần. Các đồ vật ở xa sẽ bị mờ nhòe và trẻ sẽ không nhìn rõ như người cận thị. Các bé có thể nhìn thấy rõ nét các hình khối trong khoảng cách 20-40cm. Bé đặc biệt thích nhìn vào khuôn mặt người hơn là các hình dạng khác. Tuy nhiên, phải mất vài tháng thì tầm nhìn của trẻ sơ sinh mới phát triển đầy đủ.

 

bí mật của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh chỉ nhìn được ở khoảng cách gần

 

Xem thêm: Bất ngờ với những khả năng kỳ diệu mà trẻ sơ sinh hơn hẳn người lớn

Mới sinh ra, bé đã có đôi tai siêu thính

Đôi tai siêu thính cũng là một trong những bí mật của trẻ sơ sinh. Sau khi sinh chỉ 10 phút, hệ thống thính giác của bé đã hoạt động. Bé cũng có thể nhận ra giọng nói của mẹ trong vòng 24 giờ sau sinh. Ngược lại, phải mất khoảng hai tuần thì các bé mới có thể nhận ra giọng nói của bố. Chắc hẳn các ông bố sẽ rất ghen tỵ về khoản này.

Mẹ là số một

Trẻ chỉ mất vài tuần để có thể phân biệt được mẹ và những người khác. Âm thanh và hình ảnh có thể biến mất rất nhanh đối với trẻ. Nhưng mùi hương và giọng nói của mẹ lại có thể được nhận ra ngay từ khi trẻ sinh ra.

Tăng gấp đôi cân nặng trong 6 tháng

Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ có thể tăng gấp đôi cân nặng so với lúc mới sinh. Và điều này khó có thể xảy ra lần thứ 2 trong đời.

 

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên chào đời

Thuận tay nào?

Có đến 10% dân số thuận tay trái. Nếu là một cặp sinh đôi thì khả năng thuận tay trái ở trẻ lên đến 22%.

Đầu của trẻ sơ sinh thường rất to

95% số bé sinh đủ tháng có chiều dài lúc mới sinh là 45-55cm. Chu vi vòng ngực của bé sơ sinh xấp xỉ 30-33cm. Vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1-2cm và không cân đối với kích cỡ cơ thể (đầu to hơn người).

 

Trên đây là những bí mật của trẻ sơ sinh mà Bibo Mart liệt kê cho bố mẹ. Hi vọng với những chia sẻ trên, bố mẹ sẽ không còn thắc mắc và hoang mang về những dấu hiệu kỳ lạ của con nữa nhé. Đừng quên theo dõi Cẩm nang Mẹ&Bé để biết thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm về nuôi con ba mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *