Ngã ngửa với những lý do khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

cách trị nẻ má cho bé

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân. Ngoài những lý do phổ biến như trẻ lười ăn, bị sốt, dinh dưỡng không đủ thì còn có những lý do khác khiến phải mẹ bất ngờ đấy. Hãy xem ngay những điều dưới đây để biết mình rơi vào trường hợp nào nhé các mẹ!

 

Tắm ngay sau khi ăn

Mẹ thường có thói quen tắm cho bé ngay sau khi ăn. Bởi cho rằng, sau khi ăn no, việc tắm rửa sạch sẽ khiến con thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, mẹ hãy thay đổi thói quen đó ngay từ bây giờ. Bởi sau khi ăn no, dạ dày của trẻ cần có thời gian để tiêu hóa thức ăn giống như cơ thể của người lớn.

 

Quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm đi nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn. Điều này gây khó khăn cho quá trình trao đổi ở trẻ sơ sinh. Thậm chí, trẻ còn có thể bị táo bón, buồn nôn, khó tiêu hay ợ hơi vì tắm ngay sau khi ăn. Đồng thời dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân. Mẹ nên tắm cho bé trước khi ăn khoảng 20-30 phút. Việc này sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa và tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

 

trẻ chậm tăng cân
Mới ăn xong đã tắm ngay làm chậm quá trình trao đổi chất của trẻ khiến trẻ chậm tăng cân

Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài

Các bữa ăn cách nhau quá lâu chính là nguyên nhân khiến trẻ sụt cân. Khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài sẽ tạo ra nhiều khí hơn trong dạ dày của trẻ, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Điều này dẫn đến trẻ biếng ăn, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và chậm tăng cân.
Mẹ nên cho bé ăn trong vòng 30 phút sau khi thức dậy. Ngoài ra, khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn là từ 3 đến 4 giờ.

Uống nước lọc trước bữa ăn

Bé chỉ nên uống nước lọc trước bữa ăn khi đã hơn 6 tháng. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa thì việc hấp thụ thức ăn sẽ giảm đi hiệu quả. Tương tự nước cũng như vậy. Cho bé uống nước trước bữa ăn chính sẽ làm con no bụng. Điều này khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn và ăn ít đi. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Lâu dần, trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các chất cần thiết của cơ thể, dẫn đến giảm cân, còi cọc.

 

Chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống nước vào cuối bữa ăn. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cho bé uống nước giữa các bữa ăn để thức ăn dễ xuống dạ dày hơn. Hoặc cho trẻ uống trong trường hợp trẻ bị nghẹn do ăn quá nhiều và nhai không kỹ. Tuyệt đối không cho bé uống nước trước bữa ăn mẹ nhé!

 

Nhiễm giun

Giun sán ký sinh trong ruột của trẻ cũng là nguyên nhân cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu mẹ nghi ngờ con bị nhiễm giun, hãy đưa con đến gặp bác để được tư vấn và phương pháp điều trị thích hợp. Khi giun bị diệt trừ hết, con sẽ bắt đầu tăng cân trở lại.

Yếu tố di truyền

Việc bé nhẹ cân hoặc nhỏ người đôi khi cũng đến từ yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có ngoại hình nhỏ, gầy thì khả năng tạng người của con cũng sẽ như vậy.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ

bé chậm tăng cân
Chất xơ trong những thực phẩm này có thể khiến trẻ no lâu trong thời gian dài
Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ tránh lạm dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất như ống nguyên hạt, gạo lứt, rau củ, khoai lang. Chất trong những thực phẩm này thể khiến trẻ no lâu trong thời gian dài. Tuy nhiên sau đó sẽ bị đào thải ra ngoài khiến con ăn ít lượng thức ăn hơn.

Sụt cân sau khi cai sữa

Một số giảm cân sau khi cai sữa. Do trước đó sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Khi ngắt sữa mẹ đồng nghĩa với việc con mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá đó. vậy, mẹ nên bổ sung cho bé nhiều thực phẩm dinh dưỡng như sữa ngoài, ngũ cốc, phô mai, sữa chua, cháo dinh dưỡng để đảm bảo con luôn phát triển đầy đủ và khỏe mạnh nhất. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ đừng quên đa dạng thực đơn cho trẻ và cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Đồng thời, mẹ có thể cho bé sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ tăng cân nếu con vẫn mãi không lớn nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *