Ngôi thai là tư thế của em bé so với cổ tử cung người mẹ. Khi chưa cận ngày sinh, ngôi của bé thường không cố định, có thể là ngôi đầu, mông hoặc ngang. Bình thường, trước khi sinh, hầu hết các bé ở ở tư thế ngôi đầu (đầu bé áp vào cổ tử cung). Đó là lý do tại sao hầu hết các bé đều được sinh đầu ra trước. Thế nhưng vẫn có những trường hợp ngôi thai bất thường. Làm thế nào khi gặp trường hợp ấy ? Cùng Cẩm nang BiBo Mart tìm hiểu thêm nhé!
Thế nào là ngôi thai bất thường
Một số trường hợp như ngôi mông (lúc đó mông của bé áp vào cổ tử cung) hoặc ngôi ngang (vai hoặc lưng của bé áp vào cổ tử cung),…được gọi là ngôi thai bất thường. Ngoài ra, các trường hợp sinh non thường có ngôi bất thường do thai chưa kịp chuyển thành ngôi đầu. Các trường hợp ngôi bất thường đều gây khó khăn hơn cho bác sĩ và nữ hộ sinh trong khi đỡ đẻ cho sản phụ.
Một số trường hợp khác, mặc dù là ngôi đầu nhưng bé cúi không tốt khi chuẩn bị đi qua âm đạo của mẹ ra ngoài cũng gây khó sinh. Hậu quả của việc cúi không tốt có thể thấy như ngôi mặt (mặt bé áp vào cổ tử cung), ngôi trán (trán bé áp vào cổ tử cung) hay ngôi cằm (có thể rờ thấy cằm của bé khi thăm khám âm đạo)
Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai bất thường
Một số nguyên nhân dẫn đến ngôi thai bất thường như:
- Do mẹ mắc u buồng trứng, u xơ tử cung, dị dạng tử cung hoặc tử cung có vách ngăn,…gây ra chèn ép làm thai nhi khó vận động.
- Mẹ đã trải qua nhiều lần sinh nở khiến cho tử cung giãn to làm em bé khó xoay và cố định đầu ở phần khung chậu.
- Mẹ có quá ít nước ối, không đủ điều kiện để thai nhi có thể xoay chuyển. Ngược lại nước ối quá nhiều cũng làm em bé khó cố đinh ngôi thai.
- Có những thai nhi trong tháng cuối thai kỳ vẫn bị nhau thai bám thấp khiến sự điều chỉnh ngôi thai thêm khó khăn.
- Thai nhi không đổi ngôi thai được do dây rốn quá dài và quấn vào cổ.
- Đầu em bé quá to, dây rốn ngắn khiến bé không xoay được hoặc xoay nửa chừng.
Các loại ngôi thai bất thường:
- Thai ngôi mông
- Thai ngôi mặt
- Thai ngôi trán
- Thai ngôi ngang
- Thai ngôi phức tạp
Các biến chứng của ngôi thai bất thường
Gần ngày dự sinh, bác sĩ sẽ thông báo cho sản phụ về tình trạng của thai kỳ. Một số trường hợp liên quan đến tình trạng ngôi thai có thể không bình thường, tuy vậy vẫn có thể an toàn sinh qua tử cung. Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra trong suốt quá trình chuyển dạ, ví dụ:
- Thai nhi gặp khó khăn do tổn thương dây rốn, dẫn đến tình trạng suy thai.
- Cần tập trung đặc biệt vào những trường hợp ngôi thai mông vì có thể đe dọa tính mạng của thai nhi và tăng nguy cơ biến chứng cho sản phụ.
- Những thai nhi có tư thế ngôi thai ngang yêu cầu sự theo dõi nghiêm ngặt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mục đích là tránh rủi ro vỡ ối non dẫn đến tử vong của thai nhi. Nếu thai nhi đã đủ tuần tháng, cần tích cực xem xét việc phẫu thuật lấy thai để ngăn các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Các phương pháp phát hiện ngôi thai bất thường
Bên cạnh việc kiểm tra và thăm khám âm đạo còn có các biện pháp khác được kết hợp sử dụng để phát hiện ngôi thai không bình thường:
- Nghe tim thai: thực hiện bằng cách sử dụng ống nghe gỗ Pinard để xác định vị trí ngôi thai. Tim thai sẽ truyền âm thanh tới ống nghe theo dõi theo cột sống của thai nhi gần mỏm cùng vai hoặc thành tử cung. Vị trí đặt ống nghe sẽ thay đổi theo từng trường hợp ngôi thai.
- Sử dụng siêu âm và chụp X-quang: thường đùng trong những trường hợp ngôi thai có dấu hiệu không bình thường như: Thai phụ có bụng chắc và dày; Mẹ thừa cân, béo phì; Rau bám phía trước, Số lượng ối tăng cao…
>> Xem thêm: Chăm sóc sức khoẻ của mẹ và bé sau sinh
Trên đây là một số thông tin về trường hợp ngôi thai bất thường. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích giúp mẹ sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn”. Ba mẹ cùng đừng quên ghé BiBo Mart để sắm nhiều đồ chất lượng đón bé yêu chào đời nhé!